Theo các chuyên gia,
bệnh phân trắng trên tôm đặc biệt nghiêm trọng bởi khả năng lây lan nhanh gây ảnh hưởng lớn đến năng suất vụ nuôi, thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người nuôi. Do vậy, bà con cần thường xuyên theo dõi và phát hiện bệnh sớm để có giải pháp xử lý kịp thời.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM
a) Nguyên nhân:
Bệnh thường xuất hiện phổ biến ở giai đoạn tôm nuôi từ 40 ngày trở đi. Có nhiều tác nhân có thể gây ra bệnh, song, ở thời kỳ đầu có thể chỉ do một nhân tố cụ thể nào đó gây bệnh trước khiến khả năng kháng thể của tôm bị suy yếu tạo điều kiện cho các nhân tố khác tấn công ngay sau đó. Trong đó phải kể đến:
+ Yếu tố môi trường: bệnh thường xảy ra trong điều kiện nhiệt độ nóng kéo dài (>32oC), nồng độ oxy hòa tan trong ao thấp (<3ppm), nồng độ các chất hữu cơ cao (>100ppm), độ kiềm <80ppm và >200ppm,…
+ Thức ăn: sử dụng thức ăn cho tôm kém chất lượng, bị nấm mốc tạo điều kiện cho các độc tố tấn công đường ruột tôm gây bệnh. Bên cạnh đó, bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu bà con cho tôm ăn quá nhiều, ao nuôi bị dư thừa thức ăn.
+ Tảo độc: sự phát triển mạnh mẽ của các loài tảo độc như: tảo lam, tảo giáp,… trong ao cũng là một tác nhân khiến tôm bị bệnh phân trắng. Nguyên nhân là vì trong các loài tảo này có chứa độc tố nên khi tôm ăn phải sẽ khiến ruột tôm không hấp thụ được thức ăn và khó tiêu hóa, thành ruột bị tắc nghẽn,…
+ Do vi khuẩn, vi rút: Nhóm vi khuẩn Vibrio được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trên tôm, bên cạnh đó một số loài (Grgarine, Enterocytozoon hepatopenaei) sống ký sinh trên tôm cũng được xem là yếu tố gây bệnh.
b) Dấu hiệu của bệnh phân trắng:
+ Xuất hiện phân tôm màu trắng nổi trên mặt nước, dọc bờ ao, góc ao ở cuối hướng gió,… hoặc trong nhá. Đây là những dấu hiệu phổ biến nhất và bà con có thể dễ dàng nhận biết ao tôm bệnh.
+ Tôm ăn kém hoặc bỏ ăn, thịt tôm không đầy vỏ, vỏ mềm, quan sát tôm thấy rỗng ruột, đường phân bị đứt quãng do đường ruột bị viêm nhiễm, không hấp thụ được thức ăn.
+ Kiểm tra bằng phương pháp mô học phát hiện gan tôm bị tổn thương, tế bào gan bị chết từng điểm bong ra.
Những con tôm bị bệnh nặng sẽ trở nên sậm màu hơn, gan tụy bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đường ruột đổi thành màu trắng. Theo các chuyên gia, bệnh phân trắng trên tôm có thể chữa trị hiệu quả nếu phát hiện bệnh sớm, tôm sẽ bắt mồi trở lại bình thường. Ngược lại, nếu phát hiện quá muộn, tôm bỏ ăn khiến sức khỏe yếu dẫn đến chết rải rác ở đáy ao, ban đầu có thể là vài con nhưng càng lâu số lượng này có thể tăng đến vài trăm con/ngày và hơn nữa.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG HIỆU QUẢ
- Khi phát hiện tôm bệnh, bà con cần ngưng cho ăn hoàn toàn trong 1-2 ngày, đồng thời tăng cường chạy quạt hết công suất để tăng tối đa nồng độ oxy hòa tan trong ao nhằm hỗ trợ quá trình phân hủy chất thải trong ao nuôi nhanh chóng.
- Tiến hành thay 30-50% lượng nước trong ao (thay chậm để tôm không bị sốc) đồng thời áp dụng các giải pháp để làm giải nồng độ các chất hữu cơ trong ao như sau:
+ Cách 1: Dùng chất lắng tụ rồi xi phông sạch ra ngoài.
+ Cách 2: Sử dụng chế phẩm sinh học EcoClean Sludge Reducer với liều lượng cao gấp 3 lần bình thường để xử lý nước và đáy ao, tránh làm xáo trộn khiến khí độc H2S dưới đáy bùng phát gây ngạt tôm.
- Bổ sung vitamin C và các nhóm vi sinh tiêu hóa vào thức ăn của tôm để tăng khả năng tiêu hóa thức ăn và tăng cường sức đề kháng cho tôm.
Bà con cần thực hiện đồng bộ các bước trên trong khoảng 5 ngày để tăng hiệu quả điều trị bệnh, giúp tôm nhanh khỏe.
CÁCH PHÒNG BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM
Người nuôi cần thuộc nằm lòng câu “phòng bệnh hơn trị bệnh”. Để làm được điều đó, bà con cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như sau:
+ Cải tạo ao thật kỹ và đúng kỹ thuật trước mỗi vụ nuôi. Đây là bước rất quan trọng để loại bỏ mầm bệnh tích tụ từ những vụ nuôi trước. Bà con có thể xem lại bài hướng dẫn
Quy trình cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ để nắm rõ hơn.
+ Kiểm soát tình trạng dư thừa chất hữu cơ trong suốt vụ nuôi bằng việc quản lý thức ăn hiệu quả, đúng nhu cầu và theo nhiệt độ nước, duy trì mật độ tảo, kiểm soát độ kiềm, sử dụng
men vi sinh để phân hủy các chất hữu cơ trong nước và tích tụ dưới đáy ao.
+ Bổ sung đầy đủ các khoáng chất thiết yếu, vitamin C vào thức ăn để tăng cường khả năng chống chịu của tôm với môi trường.
+ Luôn duy trì hàm lượng oxy trong ngưỡng thích hợp từ 3,5-4ppm.
Với những kiến thức được chia sẻ trên đây, ECOCLEAN tin rằng bà con sẽ điều trị bệnh phân trắng trên tôm hiệu quả. Nếu cần hỗ trợ liều lượng sử dụng vi sinh, bà con hãy liên hệ cho tôi qua Hotline: 0902 853 119 ngay. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Tìm theo từ khóa: nghề nuôi tôm
Cải tạo ao nuôi đầu vụ là một trong những kỹ thuật nuôi tôm quan trọng mà bất cứ người nuôi nào cũng phải thực hiện. Do vậy, để việc cải tạo đạt hiệu quả và đúng kỹ thuật visinhthuysan.vn xin chia sẻ đến bà con quy trình cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ nuôi trong bài viết ngắn sau đây. Kính mời bà con cùng theo dõi!
Trong khi nuôi tôm sú người nuôi phải đối diện với hàng loạt khó khăn: rủi ro, dịch bệnh, thời gian nuôi dài, mật độ thấp,… thì tôm thẻ chân trắng (TTCT) là đối tượng dễ nuôi, khả năng sống cao và ít dịch bệnh nên một số bà con thường tỏ ra chủ quan khi nuôi.
Khi quyết định khởi nghiệp với nghề nuôi tôm thẻ, bên cạnh nắm rõ những đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng bà con cũng cần tìm hiểu thêm về các dịch bệnh thường gặp. Dưới đây là những chia sẻ của visinhthuysan.vn về bệnh đỏ thân trên TTCT. Mời bà con cùng theo dõi!
Tôm thẻ chân trắng được 80 ngày, kích thước tôm đạt 50con/kg. Tôm xuất hiện dấu hiệu đen mang, lột xác và chết trong nhá, phải làm sao?