Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản ngày nay đã không còn quá xa vời với nhiều bà con. Tuy nhiên, mặc dù được dùng khá phổ biến nhưng một số bà con lại chưa thật sự hiểu rõ về những sản phẩm này nên việc sử dụng còn hạn chế và kém hiệu quả.
Do vậy, trong bài viết này ECOCLEAN muốn chia sẻ đến bà con một cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về chế phẩm sinh học là gì cũng như những ứng dụng của chúng trong ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay.
(*) Bài viết này chúng tôi có sử dụng lại một số dữ liệu từ TepBac.
Trong nuôi trồng thủy sản, chế phẩm sinh học (CPSH) là “các tế bào vi khuẩn được quản lý thông qua chế độ ăn uống hoặc nước nuôi, với mục đích nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, hiệu quả tăng trưởng và sử dụng thức ăn, phản ứng miễn dịch, sức sống tổng thể, năng suất và chất lượng thịt và giảm dị tật” (Merrifield et al. 2010) qua việc “bổ sung thức ăn vi sinh sống, ảnh hưởng tố đến động vật chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng đường ruột” (Fuller 1989). Tên tiếng Anh của CPSH là Probiotics.
Phân loại chế phẩm sinh học EcoCleanTM trong nuôi trồng thủy sản
Đối với ngành nuôi trồng thủy sản, CPSH EcoCleanTM được chia thành 3 dòng:
1) CPSH xử lý nước ao nuôi:
Là dòng chế phẩm với mật độ vi sinh cao và hiệu lực cao, được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch nước ao nuôi thông qua cơ chế cạnh tranh thức ăn trong nước. Tên gọi: EcoCleanTM AQUA.
2) CPSH xử lý khí độc trong ao nuôi: NO2/H2S/NH3
Là dòng chế phẩm có công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc để loại bỏ Ammonia và các tạp chất hữu cơ gây mùi từ nguồn phát thải và hồ sinh học. Được phối trộn từ 8 loài vi khuẩn kỵ khí tùy nghi làm cho sản phẩm hiệu quả trên nhiều chất nền khác nhau và điều kiện môi trường khác nhau. Tên gọi: EcoCleanTM AM.
3) CPSH xử lý bùn đáy ao nuôi:
Là dòng chế phẩm chuyên xử lý bùn đáy ao nuôi thủy sản nhờ công thức pha trộn của các vi khuẩn tự nhiên, được phân lập và chọn lọc để loại bỏ ô nhiễm bùn đáy ao, xử lý khí độc và các tạp chất hữu cơ gây mùi. Tên gọi: EcoCleanTM Sludge Reducer.
Cơ chế hoạt động của CPSH
Probiotics sản xuất enzymes ngoại bào để phân hủy các phân tử lớn thành các hạt nhỏ hơn để có thể được hấp thụ và tiếp tục được xử lý bởi phản ứng xúc tác enzymes trong tế bào của chúng. Rõ ràng, các enzymes bổ sung không thể đẩy nhanh sự phân hủy của chất hữu cơ hoạc chất độc hại trừ khi có vi khuẩn. Probiotics có khả năng định cư và ngăn ngừa sự hình thành các vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Quan điểm của nông dân về chế phẩm sinh học
Do kiến thức về chuyên môn còn hạn chế nên một số bà con còn hiểu một cách đơn giản và chưa hoàn toàn chính xác. Theo họ, CPSH được định nghĩa là “các sản phẩm vi khuẩn đơn hoặc đa thương hiệu, khi sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp sẽ có lợi cho tôm cá và ao nuôi”. Vì vậy, họ xem các CPSH như những sản phẩm “kỳ diệu” cho kết quả nhanh chóng và tích cực khi áp dụng.
Nhưng trên thực tế, CPSH chỉ đóng góp một phần giúp xử lý các vấn đề như: tảo, khí độc,… còn lại phải trải qua nhiều công đoạn khác nữa nếu muốn vụ mùa bội thu và quá trình nuôi còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khách quan khác.
Một số quan sát và phát hiện khi ứng dụng chế phẩm sinh học trong ao tôm
Quan sát hiệu quả của CPSH trong nước và đường ruột tốt nhất ở độ mặn gần 20ppt. Kết quả sử dụng CPSH tùy thuộc vào đặc trưng của từng đáy ao và thay đổi theo từng mùa. Bên cạnh đó, độ tuổi của ao nuôi cũng là nhân tố quyết định, mô hình và hình thức nuôi tôm cũng ảnh hưởng đến các cộng đồng vi sinh vật trong ao nuôi.
So với nuôi tôm sú, việc kiểm soát màu nước trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng dễ hơn có thể do hoạt động cho ăn.
Hy vọng bà con đã bổ sung thêm một số kiến thức về chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.
Hiện nay, sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm là rất phổ biến nhằm phát triển nghề theo hướng an toàn, bền vững. EcoClean xin chia sẻ một số kinh nghiệm sử dụng CPSH để đạt hiệu quả cao nhất!
Không giống như một số loại sản phẩm “đa chức năng” có trên thị trường hiện nay, men vi sinh EcoClean được phân lập riêng biệt với từng dòng vi khuẩn chuyên biệt cho từng vấn đề cần xử lý.
Ô nhiễm môi trường là một trong những yếu tố quan trọng kiềm hãm sự phát triển của ngành nuôi tôm nói riêng và ngành nuôi trồng thủy sản nói chung. Trong đó, nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh góp phần không nhỏ khiến môi trường bị ô nhiễm, bùng phát dịch bệnh trong khu vực,…
M. García et al, Trung tâm Hóa học Hoạt tính sinh học, Trường Las Villas nghiên cứu ảnh hưởng của riêng hai chủng Streptomyces hoặc kết hợp với vi khuẩnBacillus và Lactobacillus probiotic đối với sự phát triển và tồn tại của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei, được cho ăn trong 30 ngày.