Ô nhiễm môi trường là một trong những yếu tố quan trọng kiềm hãm sự phát triển của ngành nuôi tôm nói riêng và ngành nuôi trồng thủy sản nói chung. Trong đó, nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh góp phần không nhỏ khiến môi trường bị ô nhiễm, bùng phát dịch bệnh trong khu vực,…
 
Vậy, nước thải từ các ao nuôi tôm cần được xử lý như thế nào? Để bà con có thêm kiến thức về vấn đề này, ECOCLEAN xin chia sẻ các phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm thâm canh hiệu quả nhất hiện nay. Mời bà con cùng theo dõi!

Những phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm

Cũng giống như các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp khác, để nước thải từ ao nuôi tôm được xử lý triệt để đòi hỏi quy trình xử lý gồm nhiều giai đoạn khác nhau với nhiều phương pháp xử lý khác nhau như: Phương pháp vật lý (cơ học), phương pháp sinh học, phương pháp hóa học, phương pháp hóa lý. Trong đó:

1) Phương pháp vật lý

phuong-phap-xu-ly-nuoc-thai-ao-nuoi-tom-tham-canh-hieu-qua 2
Sơ đồ hệ thống lọc cơ học. Ảnh: Tepbac.
 
Thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của quy trình xử lý. Đây là phương pháp xử lý được dùng để loại bỏ các tạp chất rắn không tan trong nước thải. Các nguyên vật liệu thường được dùng trong phương pháp này gồm:
 
a) Vật chắn: song sắt, lá chắn,…
 
Cũng giống như trong các hệ thống xử lý nước thải khác, các vật chắn có nhiệm vụ giữ những chất vô cơ và hữu cơ thô rắn lơ lửng trước khi nước thải đi vào các công đoạn xử lý kế tiếp.
 
b) Hệ thống lắng
 
Được sử dụng để tách các chất lơ lửng trong nước dựa trên nguyên lý chênh lệch về trọng lượng giữa các hạt vật chất lơ lửng. Nước thải sau khi đi qua hệ thống lắng có khả năng loại bỏ lượng cặn có trong nước tương đối lớn.
 
c) Hệ thống lọc
 
Sau công đoạn lắng, nước thải đi qua hệ thống lọc để loại bỏ hoàn toàn các chất cặn lơ lửng còn sót lại. Hệ thống này thường được sử dụng nhiều trong các hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên trong nuôi tôm sú thương phẩm quy mô lớn lại ít được quan tâm sử dụng.

2) Phương pháp sinh học

ecoclean aqua chế phẩm vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm hiệu quả triệt để
Chế phẩm vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm. Ảnh: EcoClean.
 
Nếu như bà con vẫn thường nghe các chuyên gia khuyến cáo: “Sử dụng các chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản giúp xử lý các yếu tố ô nhiễm trong ao nuôi nhờ các tế bào vi khuẩn có lợi…” thì phương pháp sinh học trong xử lý nước thải nuôi tôm cũng có những nét tương đồng. Đây là phương pháp xử lý nhờ vào khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật trong nước để phân hủy các tạp chất hữu cơ gây ô nhiễm có trong nước thải. Khi được bổ sung vào hệ thống, các tế bào vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ, khoáng, muối dinh dưỡng,… có trong nước thải làm nguồn thức ăn cho chúng. Qua đó giúp phân hủy loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước để cho ra sản phẩm cuối cùng là: CO2, H2O, Ion Sulfat,…
 
Dựa theo điều kiện sinh sống và tính chất của vi sinh vật, phương pháp sinh học được chia thành 3 loại:
 
a) Phương pháp sinh học hiếu khí: Là phương pháp sử dụng các dòng vi sinh vật hiếu khí có khả năng hoạt động mạnh trong điều kiện có oxy hòa tan.
 
b) Phương pháp sinh học kỵ khí: Là phương pháp sử dụng các dòng vi sinh vật có khả năng hoạt động mạnh trong điều kiện không có oxy hòa tan.
 
c) Phương pháp sinh học tự nhiên

3) Các phương pháp khác

- Phương pháp hóa lý: Đưa vào nước thải hợp chất nào đó để tạo ra phản ứng với các chất bẩn có trong nước thải nhằm loại bỏ chúng dưới dạng chất lắng hoặc dạng hòa tan không độc hại.
 
- Phương pháp hóa học: Sử dụng một số hóa chất đưa vào nước thải, các hóa chất này có thể tham gia oxy hóa khử vật chất ô nhiễm, trung hòa tạo chất kết tủa hoặc tham gia cơ chế phân hủy. Phương pháp này được đánh giá là không phù hợp với xu hướng phát triển ứng dụng công nghệ xanh trong tương lai do sử dụng một lượng hóa chất lớn và khó định liều lượng, vì thế chỉ sử dụng phương pháp hóa học trong trường hợp các tạp chất gây ô nhiễm trong nước thải không thể tách bằng các phương pháp khác.
 
Mặc dù việc xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm là việc làm rất quan trọng, song, vẫn chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng từ người nuôi. Hầu hết bà con khi nuôi tôm thường cấp nước trực tiếp vào ao nuôi thông qua màng lọc để ngăn tạp chất nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bùng phát dịch bệnh khi vụ nuôi bắt đầu. Chính vì thế, bà con nên định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm ECOCLEAN AQUA trong suốt vụ nuôi để xử lý các tạp chất hữu cơ gây ô nhiễm, kiềm hãm sự phát triển tảo độc, tăng sức đề kháng cho tôm nuôi,… Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h - Trích: Huỳnh Như.
 
Tìm theo từ khóa: xử lý nước thải ao nuôi tôm thâm canh , nuôi tôm thâm canh , xử lý nước thải ao nuôi tôm , chế phẩm sinh học
phuong-phap-xu-ly-nuoc-thai-ao-nuoi-tom-tham-canh-hieu-qua20185714531155.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
EcoCleanTM    AM - Vi sinh xử lý Ammonia và khí độc NO2
EcoCleanTM AM là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ Ammonia ...
EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản