Ở những bài trước, EcoClean đã chia sẻ đến bà con khái niệm
chế phẩm sinh học là gì (CPSH) và những ứng dụng thực tiễn. Ngày nay, với việc ngành nuôi trồng thủy sản phát triển hướng đến giải pháp an toàn bền vững không sử dụng kháng sinh, việc ứng dụng CPSH trong nuôi tôm đã được bà con áp dụng phổ biến và mang đến hiệu quả cao.
Kinh nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm đạt hiệu quả cao
Thật không ngoa khi nói rằng CPSH giữ vai trò quan trọng trong suốt quá trình nuôi tôm. Không chỉ giúp xử lý và kiểm soát các yếu tố môi trường: tảo độc, khí độc, bùn đáy,… mà còn cung cấp thêm cho tôm nuôi các dưỡng chất và khoáng chất cần thiết cùng các tế bào vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp tôm tiêu hóa thức ăn nhanh và phát triển khỏe mạnh.
Thế nhưng, vẫn có không ít bà con chưa nắm vững kiến thức khi sử dụng CPSH dẫn đến kém hiệu quả, đó là điều đáng tiếc. Để tránh điều đó, EcoClean xin được chia sẻ một số kinh nghiệm sử dụng CPSH trong nuôi tôm để bà con sử dụng đạt hiệu quả cao hơn. Đó là:
1) Sử dụng CPSH trước khi thả giống
Việc cải tạo ao nuôi đúng kỹ thuật trước khi thả giống là việc làm cần thiết. Trong đó, sử dụng CPSH được xem là một khâu quan trọng giúp bổ sung các vi sinh vật có lợi vào môi trường ao nuôi ngay từ đầu, qua đó giúp cạnh tranh môi trường sống với các loài sinh vật gây hại và ổn định môi trường nước ao.
Có 2 cách sử dụng CPSH ở giai đoạn này bà con có thể tham khảo như sau:
a) Sử dụng hoàn toàn chế phẩm sinh học
Sơ đồ 1. Photo by: visinhthuysan.vn
Đây là cách sử dụng thường được áp dụng ở những ao nuôi tốt, không bị dịch bệnh ở vụ nuôi trước và không nằm trong vùng có dịch bệnh. Cách này thường được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng vì sử dụng hoàn toàn CPSH.
- Lần 1: Sau khi lấy nước vào ao khoảng 7-10 ngày, vào thời điểm nắng to bà con tiến hành sử dụng CPSH với liều cao gấp 2-3 lần nhà sản xuất. Điều này sẽ giúp phân hủy các chất cặn bã, khí độc còn lại trong nước sau khi đã lắng lọc.
- Lần 2: Sau khi đã gây màu nước thành công và trước khi thả giống 2-3 ngày, tiếp tục sử dụng CPSH theo liều của nhà sản xuất để nâng cao tính ổn định chất lượng nước, tạo điều kiện để các vi sinh vật có lợi phát triển ưu thế và kiềm hãm các vi sinh vật gây hại.
b) Sử dụng kết hợp hóa chất và chế phẩm sinh học
Sơ đồ 2. Photo by: visinhthuysan.vn
Nếu ao nuôi có dịch bệnh ở vụ trước hoặc trong vùng có dịch, bà con nên áp dụng cách sử dụng hóa chất để diệt khuẩn và mầm bệnh tích tụ trong ao trước; sau đó tiến hành gây màu và bón các khoáng chất cần thiết cho ao; ở giai đoạn chuẩn bị nước bà con nên chọn các CPSH sử dụng nhóm vi khuẩn hiếu khí để nâng cao chất lượng nước.
2) Sử dụng CPSH ở giai tôm 1-30 ngày tuổi
Ở giai đoạn đầu khi mới thả, tôm thường rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường mới. Do vậy, nếu không quản lý tốt sẽ khiến tôm nuôi dễ bị suy yếu hoặc mắc các bệnh liên quan đến gan tụy, đường ruột,… thậm chí là hội chứng chết sớm EMS.
Sử dụng CPSH trong giai đoạn này sẽ giúp ổn định các yếu tố môi trường, kích thích tảo có lợi phát triển và kiểm soát tảo có hại. Một số lưu ý như sau:
- Nên chọn các CPSH thuộc nhóm vi khuẩn hiếu khí để quản lý môi trường nước và kích thích tảo phát triển. Trong đó, sản phẩm EcoClean AQUA là gợi ý đáng quan tâm;
Men vi sinh xử lý nước và kiểm soát tảo của Mỹ. Photo by: EcoClean
- Sử dụng theo liều của nhà sản xuất và vào buổi trưa nắng. Tùy theo mô hình nuôi và mục đích sử dụng để đưa ra liều lượng phù hợp;
- Đối với ao đất, các vi sinh vật phát triển dễ dàng hơn ao trải bạt nên liều lượng sử dụng CPSH cũng có thể ít hơn và dài ngày hơn, ngược lại;
3) Sử dụng CPSH ở giai đoạn >1 tháng đến thu hoạch
Ở giai đoạn này, tôm đã thích nghi với môi trường nuôi mới. Khi đó, tôm sẽ đòi hỏi nguồn thức ăn lớn để phát triển theo
chu kỳ lột xác của tôm. Tuy nhiên, điều này lại kéo theo các chất thải hữu cơ (thức ăn thừa, vỏ tôm, xác tảo tàn,…) tích tụ trong ao cũng ngày càng tăng cao, nếu không được xử lý hiệu quả có thể khiến bùng phát dịch bệnh. Do đó, bà con cần lưu ý:
- Sử dụng các CPSH có chức năng nghiêng về xử lý các chất hữu cơ tích tụ trong nước và đáy ao. Bên cạnh đó cần kiểm soát hiệu quả các khí độc tích tụ dưới đáy ao để tránh bùng phát dịch bệnh. EcoClean Sludge Reducer và EcoClean AM là hai dòng sản phẩm bà con có thể tham khảo. Liều lượng sử dụng cao với tần suất ngắn hơn so với liều của nhà sản xuất;
- Sử dụng xen kẽ các nhóm vi khuẩn hiếu khí vào buổi trưa nắng và yếm khí vào buổi chiều mát hoặc tối;
- Đối với ao đất, các vi sinh vật phát triển dễ dàng hơn ao trải bạt nên liều lượng sử dụng CPSH cũng có thể ít hơn và dài ngày hơn, ngược lại;
Kết luận, nhìn chung việc sử dụng
chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản không quá khó. Nhưng làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất mới là vấn đề cần lưu tâm. Với những chia sẻ trên đây, EcoClean hy vọng bà con có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất. Nếu cần hỗ trợ về kỹ thuật, hãy liên hệ ngay đến
Hotline: 0902.853.119 để được hướng dẫn 24/7. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Theo: visinhthuysan.vn t/h.