Bên cạnh trồng lúa, nuôi tôm cũng là một nghề chủ đạo của tỉnh Sóc Trăng mang đến nguồn thu nhập cao cho bà con nơi đây. Theo thông tin từ Sở NN & PTNT Sóc Trăng cho biết, toàn tỉnh hiện có đến hơn 45.000 ha nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
 
Tuy nhiên, trước tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay, người nuôi tôm đang phải chịu tổn thất nặng nề. Ước tính đến cuối năm 2018, có đến khoảng 20,4% diện tích nuôi tôm (tương đương 9.200 ha) bị thiệt hại do dịch bệnh.

Dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề cho bà con nuôi tôm ở Sóc Trăng

Theo chia sẻ từ ông Đào Văn Bảy (Chi cục phố Chi cục Chăn nuôi và Thú y) thì diện tích nuôi tôm bị thiệt hại trên toàn tỉnh Sóc Trăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, bệnh do các yếu tố môi trường (NH3, NO2,…) là 5.170 ha; bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) là 2.170 ha; bệnh đốm trắng là 1.866 ha; bệnh phân trắng là 10ha.
 
Như vậy, có thể thấy rõ bên cạnh các yếu tố môi trường thì hoại tử cấp và đốm trắng là hai dịch bệnh gây thiệt hại to lớn nhất.

Cách phòng bệnh giảm thiệt hại cho tôm nuôi tại ĐBSCL

Bên cạnh việc chọn mua con giống tại các trại cung cấp uy tín, kiểm tra chất lượng con giống bằng cảm quan kết hợp với xét nghiệm bằng phương pháp PCR,… bà con cũng cần áp dụng những cách phòng bệnh tổng hợp như sau:

a) Quản lý và ổn định các yếu tố môi trường

giai-phap-phong-benh-hoai-tu-gan-tuy-va-benh-dom-trang-trong-nuoi-tom 2
 
“Điều kiện khí hậu khắc nghiệt và kém ổn định như: nắng nóng vào buổi sáng, buổi chiều và mưa vào buổi tối khiến nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định của các yếu tố môi trường trong ao nuôi như: pH, độ mặn, độ kiềm, mật độ tảo,… và bùng phát khí độc: NH3, NO2,… tạo điều kiện thuận lợi để dịch bệnh tấn công tôm nuôi” _ ông Bảy cho biết thêm.
 
Do vậy, bà con nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như: cải tạo ao đúng kỹ thuật, bón vôi khử trùng và khí độc tích tụ, bón phân gây màu,… Bên cạnh đó, trong suốt vụ nuôi cần theo dõi các yếu tố môi trường và đưa ra những điều chỉnh thích hợp, bà con có thể tham khảo thêm ở bài viết 7 yếu tố môi trường quan trọng cần lưu ý khi nuôi tôm. Nên nhớ, quản lý thức ăn là một việc làm quan trọng giúp tránh lãng phí và dư thừa hữu cơ trong ao nuôi.

b) Phòng chống bệnh hoại tử gan tụy và bệnh đốm trắng

Như đã nói ở trên, đây là hai bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Do vậy, để hạn chế tình hình thiệt hại diễn biến phức tạp hơn, các chuyên gia khuyến cáo:
 
- Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính: có thể phòng bệnh bằng cách định kỳ lấy mẫu (tôm, nước, bùn) mỗi tuần 2 lần để kiểm tra vibrio tổng số và vibrio parahaemolyticus mang gen gây bệnh. Khi đó:
 
+  Nếu phát hiện vibrio tổng số vượt mức giới hạn cho phép (>103 cfu/ml) thì bà con cần tiến hành điều chỉnh làm giảm bằng cách bón chế phẩm sinh học có chứa chủng Bacillus spp và Lactobacillus spp,… để làm giảm số lượng khuẩn vibrio trong ao.
 
+ Nếu phát hiện vibrio parahaemolyticus mang gen gây bệnh nhưng tôm chưa chết thì cần tăng sức đề kháng cho tôm; sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao EcoClean Slude Reducer để phân hủy lớp mùn bã hữu cơ tích tụ dưới đáy; ổn định các yếu tố môi trường; tăng oxy hòa tan trong ao;…
 
giai-phap-phong-benh-hoai-tu-gan-tuy-va-benh-dom-trang-trong-nuoi-tom 3
 
- Bệnh đốm trắng: hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh này. Do vậy, nếu chẳng may ao nuôi bị dịch bệnh cần báo ngay cho các cơ quan chức năng và các hộ nuôi xung quanh để có biện pháp phòng trị kịp thời, tránh lây lan diện rộng.
 
+ Nếu tôm đạt kích cỡ thương phẩm cần thu hoạch ngay để hạn chế thiệt hại; khử trùng ao và các dụng cụ sử dụng; diệt tạp và ký sinh trùng;…
 
+ Nếu tôm chưa đạt kích cỡ thu hoạch, cần cách ly với các ao xung quanh đồng thời vớt toàn bộ tôm bệnh cho vào hố tiêu hủy. “Tiêu hủy bằng cách cho vôi bột xuống đáy hố (1kg/m2); cho tôm vào hố và luân phiên 1 lớp tôm 1 lớp vôi, rải lớp vôi trên mặt và lắp đất (độ dài của đất phủ ít nhất là 1m); phun thuốc sát trùng quanh khu vực chôn lắp.” _ ông Bảy hướng dẫn.

Cách phòng bệnh tổng hợp tại ĐBSCL

Nhìn chung, dịch bệnh là không thể tránh khỏi trong nuôi tôm. Khi tôm bệnh, bà con có thể sử dụng kháng sinh nhưng mang lại hiệu quả không cao. Do vậy, tốt nhất bà con nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, tránh “mất trâu mới lo làm chuồng”.
 
- Người nuôi tôm cần tuân thủ thả giống theo đúng khung thời vụ thả nuôi tôm năm 2019, không nên tự ý thả tôm trái vụ hoặc thời điểm lúc giao mùa, nhiệt độ biến động, mưa bão,… để tránh những bất lợi cho tôm nuôi.
 
- Khi cải tạo ao nuôi, bà con cần sên vét hết lớp bùn đen từ vụ trước vì khả năng cao khí độc vì vi khuẩn gây hại đang tích tụ dưới đáy. Đồng thời bón vôi diệt tạp, nhất là các loài giáp xác như: còng, cua, tôm tạp,… vì chúng là những vật chủ mang mầm bệnh cần loại bỏ. Che chắn ao phòng các loài giáp xác kể trên xâm nhập vào ao từ bên ngoài, phải có lưới ngắn chim.
 
- Phải chủ động được nguồn nước, nên thiết kế hệ thống lắng lọc để xử lý nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi. Ngoài ra, cần thiết kế hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải riêng biệt.
 
- Khi cấp nước vào ao nuôi phải qua lưới lọc để tránh trứng và ấu trùng giáp xác mang mầm bệnh vào ao nuôi, mực nước ao tối thiếu là 1,2m.
 
- Các dụng cụ (lưới, chài, vợt,…) không nên dùng chung và cần ngâm trong Chlorine nồng độ 35ppm trước khi sử dụng trong ao.
 
- Con giống phải được kiểm tra chất lượng và sử dụng phương pháp PCR để phát hiện dịch bệnh.
 
- Bổ sung các vitamin C và khoáng chất vào thức ăn của tôm để tăng sức đề kháng. Thường xuyên kiểm tra màu sắc tôm, khả năng bắt mồi, tình trạng sức khỏe tôm để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
 
- Sử dụng các men vi sinh để kiểm soát sự phát triển của tảo và xử lý khí độc định kỳ. Hạn chế sử dụng kháng sinh để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
 
Theo: Báo Sóc Trăng - visinhthuysan.vn t/h.
 
 
Tìm theo từ khóa: Giải pháp phòng bệnh hoại tử gan tụy và bệnh đốm trắng trong nuôi tôm , nghề nuôi tôm