Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, tình hình thời tiết năm 2019 sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp và ảnh hưởng đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhất là nghề nuôi tôm.

Do vậy, nhằm giúp bà con có thể chủ động được mùa vụ nuôi đồng thời đạt năng suất đề ra, Tổng cục Thủy sản đã ban hành Văn bản số 4717/TCTS-NTTS hướng dẫn khung thời vụ thả nuôi năm 2019 đối với đối tương tôm nước lợ tại các địa phương ven biển như sau:

1) Các tỉnh Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế

- Đối với tôm sú: Thả giống từ tháng 4 - 6/2019. Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên thả giống từ tháng 3 - 7/2019;
 
- Đối với tôm thẻ chân trắng: Thả giống từ tháng 3 - 8/2019 (nuôi chính vụ) và từ tháng 9 - 10/2019 (nuôi tôm vụ đông với những cơ sở có hạ tầng tốt và nguồn nước ổn định). Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên thả giống từ tháng 3 - 8/2019;
 
khung-thoi-vu-tha-nuoi-tom-nam-2019 2

2) Các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận

- Đối với tôm sú: Thả giống từ tháng 3 - 8/2019 đối với mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh, riêng với mô hình nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến đòi hỏi bà con cần có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo có thể thả giống đến cuối tháng 9/2019;
 
- Đối với tôm thẻ chân trắng: Thả giống từ tháng 2 - 9/2019, một số tỉnh như Ninh Thuận và Bình Thuận có thể thả giống đến tháng 12/2019;

3) Các tỉnh Đông Nam Bộ

- Tôm sú có thể thả giống nuôi từ tháng 2 - 7/2019 với tất cả các mô hình: thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến. Nếu nuôi theo mô hình quảng canh kết hợp cua, cá/tôm - rừng có thể thả giống từ tháng 12/2018 - 8/2019;
 
- Đối với tôm thẻ chân trắng, những cơ sở nuôi có điều kiện hạ tầng và nguồn nước đảm bảo có thể thả giống từ tháng 2 - 8/2019 và kéo dài đến tháng 10/2019;

4) Khung thời vụ thả nuôi tôm nước lợ năm 2019 đối với khu vực ĐBSCL

- Nuôi tôm sú theo mô hình kết hợp tôm sú + cua + cá + tôm rừng bà con có thể thả giống quanh năm; nếu nuôi theo mô hình thâm canh và bán thâm canh, khung thời vụ thả nuôi tôm từ 12/2018 - 9/2019; nếu nuôi luân canh tôm sú - lúa bà con có thể thả giống từ tháng 2 - 5/2019. Cần lưu ý thêm, để đảm bảo an toàn đối với mô hình nuôi kết hợp, các chuyên gia khuyên bà con nên cải tạo ao đúng kỹ thuật, diệt mầm bệnh,…;
 
- Tôm thẻ chân trắng có thể thả giống từ tháng 12/2018 đến 9/2019. Đối với hình thức nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, cơ sở hạ tầng đảm bảo, không chịu ảnh hưởng của thời tiết, chủ động kiểm soát các yếu tố môi trường,… có thể thả giống quanh năm.
 
khung-thoi-vu-tha-nuoi-tom-nam-2019 3

Một số lưu ý để vụ nuôi tôm nước lợ 2019 thành công

Tôm là đối tượng thủy sản giữ vai trò quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản, mang đến nguồn lợi nhuận cao cho bà con nhưng cũng đồng thời có thể khiến bà con “mất trắng” nếu vụ nuôi thất bại. Do vậy, bên cạnh nắm vững những kỹ thuật nuôi đối với từng đối tượng, bà con cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
 
- Tuân thủ theo đúng khung thời vụ nuôi tôm năm 2019;
 
- Các hộ nuôi có mối quan hệ mật thiết với nhau để phát hiện và khắc phục mầm bệnh, tránh lây lan diện rộng;
 
- Chọn mua con giống khỏe mạnh, nguồn gốc rõ ràng, tuyệt đối không mua tôm giống tại các trại nuôi kém uy tín hoặc trôi nổi không rõ xuất xứ;
 
- Đối với các cơ sở sản xuất tôm giống cần kiểm tra sử dụng tôm bố mẹ theo đúng quy định để đảm bảo chất lượng con giống phục vụ sản xuất;
 
Tuân thủ theo khung thời vụ và nắm vững kỹ thuật nuôi, bà con có thể hoàn toàn an tâm vào các vụ nuôi trong năm 2019. Mặc dù năm nay thời tiết sẽ có nhiều biến đổi ảnh hưởng đến mùa vụ, song, EcoClean sẽ luôn đồng hành cùng bà con để tăng năng suất. Kính chúc bà con vụ mùa 2019 thắng lợi!
 
Các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản mang thương hiệu EcoClean có xuất xứ từ Mỹ. Các dòng vi khuẩn được phân lập chuyên biệt với hàng tỉ tế bào trong mỗi gói men EcoClean không chỉ hỗ trợ xử lý các yếu tố môi trường (bùn đáy, tảo, khí độc) trong ao nuôi, mà còn cung cấp thêm hàng tỉ lợi khuẩn cho đường tiêu hóa của tôm, giúp tôm tiêu thụ thức ăn tốt hơn và tăng sức đề kháng chống chịu với môi trường. Để được hỗ trợ: 0902.853.119
 
Theo: Tạp chí thủy sản - EcoClean t/h.
 
 
Tìm theo từ khóa: nghề nuôi tôm

Bài viết cùng chuyên mục

Cần làm gì để điều trị bệnh phân trắng cho tôm đạt hiệu quả cao?
Bệnh phân trắng là bệnh rất phổ biến trên tôm nuôi thường xuất hiện nhiều trong giai đoạn nắng nóng kéo dài, nhiệt độ nước cao hoặc ao nuôi với mật độ quá dày, quá trình cải tạo ao không đúng kỹ thuật,… Vậy, cần làm gì để điều trị bệnh phân trắng cho tôm nuôi đạt hiệu quả cao? visinhthuysan.vn xin mời bà con cùng theo dõi bài viết ngắn sau đây!
Quy trình cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả
Cải tạo ao nuôi đầu vụ là một trong những kỹ thuật nuôi tôm quan trọng mà bất cứ người nuôi nào cũng phải thực hiện. Do vậy, để việc cải tạo đạt hiệu quả và đúng kỹ thuật visinhthuysan.vn xin chia sẻ đến bà con quy trình cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ nuôi trong bài viết ngắn sau đây. Kính mời bà con cùng theo dõi!
Những sai lầm trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều bà con mắc phải
Trong khi nuôi tôm sú người nuôi phải đối diện với hàng loạt khó khăn: rủi ro, dịch bệnh, thời gian nuôi dài, mật độ thấp,… thì tôm thẻ chân trắng (TTCT) là đối tượng dễ nuôi, khả năng sống cao và ít dịch bệnh nên một số bà con thường tỏ ra chủ quan khi nuôi.
Bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng và cách phòng trị bệnh hiệu quả
Khi quyết định khởi nghiệp với nghề nuôi tôm thẻ, bên cạnh nắm rõ những đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng bà con cũng cần tìm hiểu thêm về các dịch bệnh thường gặp. Dưới đây là những chia sẻ của visinhthuysan.vn về bệnh đỏ thân trên TTCT. Mời bà con cùng theo dõi!