Theo kinh nghiệm của nhiều bà con, tôm càng xanh có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loài tôm khác. Là loài thủy sản nước ngọt nhưng vẫn có thể phát triển tốt trong môi trường nước lợ, không chỉ dễ nuôi, mau lớn, ít bị dịch bệnh và thích ứng nhanh với môi trường,… tôm càng xanh còn rất thích hợp cho mô hình nuôi xen canh với nhiều cây trồng, vật nuôi khác.
 
Tuy nhiên, khi nuôi tôm càng xanh bà con thường chọn nuôi giống đực để tăng năng suất bởi tôm đực sẽ lớn nhanh hơn và đạt trọng lượng gấp đôi tôm cái trong cùng thời gian nuôi. Chuyên mục Kiến thức cần biết hôm nay, ECOCLEAN sẽ chia sẻ với bà con những kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực. Xin mời bà con cùng theo dõi!

Vì sao nên chọn nuôi tôm càng xanh toàn đực?

Sóc Trăng nói riêng và các tỉnh thuộc ĐBSCL được thiên nhiên ưu ái với hệ thống sông ngòi dày đặc, có tiềm năng rất lớn về nuôi tôm càng xanh. Rất nhiều mô hình được bà con lựa chọn để như nuôi càng xành như: nuôi tôm trong ruộng lúa, nuôi xen canh lúa + tôm, hay nuôi trong ao đầm,… Đã có không ít bà con làm giàu thành công nhờ mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực, mang lại nguồn thu nhập ổn định.
 
huong-dan-ky-thuat-nuoi-tom-cang-xanh-toan-duc 2
Tôm càng xanh đực lớn gấp đôi tôm cái trong cùng thời gian nuôi. Photo by Internet.
 
Theo anh Thạch Bé (H. Long Phú, Sóc Trăng) chia sẻ: “Gia đình tôi trước kia chỉ trồng lúa, sau một buổi hội thảo được các chuyên gia hướng dẫn, tôi bắt đầu áp dụng mô hình nuôi luân canh tôm càng xanh với lúa… Tôm càng xanh là loài dễ nuôi, nhanh lớn và ít khi bị dịch bệnh”, khi được hỏi vì sao bà con lại chỉ nuôi tôm càng xanh đực thì anh nói: “Tôm càng xanh khá đặc biệt, trong thời gian đầu cả tôm cái và tôm đực sinh trưởng gần như nhau, nhưng khi đạt cỡ 35-40gr thì tôm đực tốc độ phát triển nhanh gần gấp đôi tôm cái”.
 
Theo ông Nguyễn Văn Thanh - TT Giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng thì “muốn chọn được tôm càng xanh đực bà con nên lựa những con giống khỏe mạnh, bơi lội nhanh, đầy đủ phụ bộ, có kích thước tương đồng nhau…”.

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực của bà con miền Tây

So với các loài thủy sản khác, quy trình chuẩn bị và cải tạo ao nuôi tôm càng xanh thương phẩm cũng có nhiều nét tương đồng như:

# Chuẩn bị ao nuôi tôm càng xanh

- Ao nuôi tôm cần có ao lắng, hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, chủ động được nguồn nước trong suốt vụ nuôi;
 
- Bờ ao được gia cố kỹ lưỡng nhằm tránh thẩm thấu và sạt lở khi trời mưa bão. Độ cao của bờ tính từ mặt nước >50cm;
 
- Lắp đặt hệ thống quạt trong ao;
 
- Trong suốt vụ nuôi, mực nước ao cần duy trì từ 1,2-1,5 m;

# Cải tạo ao nuôi tôm càng xanh

Cải tạo ao nuôi là một trong những kỹ thuật nuôi tôm càng xanh quan trọng bà con cần thực hiện trước mỗi vụ nuôi. Công việc này không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn tích tụ dưới đáy ao từ những vụ nuôi trước đó, mà còn cung cấp thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi trong giai đoạn đầu. Vì thế, bà con nên:
 
- Bơm cạn ao, vét bùn đáy, vệ sinh bờ ao,… Tiến hành bón vôi và phơi nắng từ 3-4 ngày để diệt vi khuẩn, giáp xác,…;
 
- Cấp nước vào ao nuôi qua lưới lọc, bón phân kết hợp chế phẩm vi sinh gây màu nước và tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm giống. Sau 7-10 ngày thấy ao có màu xanh đọt chuối chứng tỏ ao giàu dinh dưỡng, nhiều phiêu sinh vật thì tiến hành thả tôm nuôi;

# Thả nuôi tôm càng xanh

- Mật độ thả tôm nuôi tốt nhất từ 10-15 con/m2;
 
- Sau khi thả nuôi cần thường xuyên theo dõi hoạt động tôm (đặc biệt là vào ban đêm). Bên cạnh quản lý cung cấp liều lượng thức ăn hợp lý, bà con cần bổ sung thêm Vitamin C và các khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi;
 
- Định kỳ sử dụng men vi sinh EcoCleanTM AQUA để xử lý nước ao nuôi tôm và ổn định tảo, đồng thời bổ sung các vi khuẩn có lợi cho hệ thống tiêu hóa của tôm nuôi;
 
Ngoài ra, ông Thanh cũng cho biết thêm: “Hiện nay chưa có thức ăn dành riêng cho tôm càng xanh, vì thế bà con có thể sử dụng thức ăn tôm thẻ cho tôm càng xanh. Ngoài thức ăn công nghiệp, bà con cũng có thể cho tôm càng xanh ăn các loại thức ăn tự chế như: cua, ốc, cá vụn,…”

# Quản lý dịch bệnh

Các bệnh thường gặp trên tôm càng xanh là: đen mang, đốm nâu, đục cơ, đóng rong,… do vậy trong quá trình nuôi bà con cần tuân thủ 2 vấn đề: quản lý thức ăn hợp lý và thay nước định kỳ.
 
huong-dan-ky-thuat-nuoi-tom-cang-xanh-toan-duc 3
 
Nuôi tôm càng xanh toàn đực đã và đang giúp nhiều bà con thoát nghèo vượt khó, từng bước giúp ngành nuôi trồng thủy sản nước ta đi lên. Cảm ơn bà con đã dành thời gian theo dõi và chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: Trích “Đài TH Sóc Trăng” - EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực , kỹ thuật nuôi tôm càng xanh , tôm càng xanh , nghề nuôi tôm
huong-dan-ky-thuat-nuoi-tom-cang-xanh-toan-duc2018321102219920.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản