Để chủ động mùa vụ nuôi tôm, thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất năm 2018, Tổng cục Thủy sản đã ban hành Văn bản số 3710/TCTS-NTTS hướng dẫn Khung mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2018 đến các địa phương ven biển.

Đối với các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế

- Nuôi tôm sú: Thả giống từ tháng 4 - 6/2018.
 
- Nuôi tôm thẻ chân trắng:
+ Nuôi chính vụ: Thả giống từ tháng 3 - 8/2018
+ Nuôi tôm vụ đông (những vùng nuôi có cơ sở hạ tầng tốt, môi trường nước ổn định): Thả giống từ giữa tháng 9 - 10/2018.

Đối với các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên

- Tôm sú: Thả giống từ tháng 3 - 7/2018
 
- Tôm thẻ chân trắng: Thả giống từ tháng 3 - 8/2018.

Đối với các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận

- Tôm sú:

+ Nuôi thâm canh, bán thâm canh: Thả giống từ tháng 3 - 8/2018;
 
+ Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến: Thả giống từ tháng 3 - 8/2018 (một số địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo có thể thả giống đến cuối tháng 9/2018).

- Tôm thẻ chân trắng:

Thả giống từ tháng 2 - 9/2018 (một số địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận có thể thả giống đến tháng 12/2018).
 
khung-thoi-vu-tha-nuoi-tom-nuoc-lo-nam-2018 1

Đối với các tỉnh Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh)

- Tôm sú:

+ Nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến: Thả giống từ tháng 2 - 7/2018;
 
+ Nuôi quảng canh kết hợp tôm sú với cua, cá/tôm - rừng: Thả giống từ tháng 12/2017 - 8/2018.

- Tôm thẻ chân trắng:

Thả giống từ tháng 2 - 8/2018 (một số cơ sở có điều kiện hạ tầng đảm bảo có thể thả giống đến tháng 10/2018).

Đối với các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL

- Tôm sú:

+ Nuôi thâm canh, bán thâm canh: thả giống từ tháng 1 - 9 và tháng 11 - 12/2018;
 
+ Nuôi quảng canh cải tiến chuyên tôm: Thả giống quanh năm;
 
+ Nuôi quảng canh kết hợp tôm sú với cua, cá/tôm - rừng: Thả giống từ tháng 11 năm trước đến tháng 8 năm sau;
 
+ Nuôi luân canh tôm - lúa: thả giống từ tháng 2 - 5/2018. Sau đó, thu hoạch và sạ lúa vào tháng 8 - 10/2018.

- Tôm thẻ chân trắng:

Thả giống từ tháng 12/2017 - 9/2018.
 
Đối với hình thức nuôi tôm trong hệ thống ao nuôi có mái che. Cần có điều kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo; kiểm soát tốt các yếu tố môi trường; chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh có thể thả giống quanh năm.

Quản lý mùa vụ và các yếu tố đầu vào

Đối với Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ven biển: Căn cứ vào khung mùa vụ chung, tình hình thực tế ở từng địa phương để xây dựng lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ cụ thể, phù hợp cho từng vùng sinh thái trên địa bàn. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Sở phối hợp với các địa phương phổ biến lịch mùa vụ, tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, quản lý chặt chẽ việc thả giống. Triển khai các nhiệm vụ kiểm soát tốt chất lượng con giống, các yếu tố đầu vào dùng trong nuôi trồng thủy sản. Khuyến cáo các cơ sở/vùng nuôi liên kết với Hiệp hội tôm giống/cơ sở sản xuất giống có uy tín để cung ứng giống; ký kết hợp đồng để tăng trách nhiệm của người sản xuất giống trong việc đảm bảo chất lượng con giống, đồng thời giúp cho việc quản lý chất lượng giống từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ được tốt hơn. Khuyến cáo người nuôi nên ương dưỡng và sử dụng con giống cỡ lớn để thả nuôi thương phẩm, do vậy cơ sở nuôi cần có bể, ao mương để ương dưỡng giống trước khi thả nuôi ít nhất 20 ngày.
 
Đối với những tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống như: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau, ngay từ đầu vụ cần tăng cường kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, kiểm tra việc sử dụng tôm bố mẹ theo đúng quy định để đảm bảo sản xuất ra con giống chất lượng cao phục vụ sản xuất.
 
Đối với quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trong mô hình nuôi quảng canh cải tiến tại ĐBSCL: Nghiêm túc thực hiện theo công văn số 3278/BNN-TCTS ngày 19/4/2017, có tổng kết đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế, xã hội để có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý cho các năm tiếp theo. 
 
>> Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện tượng ENSO tiếp tục dự báo sẽ ở pha trung tính nhưng nghiêng về pha lạnh của hiện tượng này trong các tháng cuối năm 2017 và gia tăng khả năng xuất hiện La Nina vào đầu năm 2018 với xác suất xảy ra khoảng 50 - 60% là những yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động thả nuôi tôm nước lợ năm 2018.
 
Theo: Thảo Nguyên.
 
Tìm theo từ khóa: nghề nuôi tôm

Bài viết cùng chuyên mục

Tìm hiểu về đặc điểm tôm thẻ chân trắng để tăng năng suất vụ nuôi
Nhìn chung, tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản dễ nuôi, năng suất cao với nguồn thu nhập ổn định. Hiểu rõ được đặc điểm sinh học và nắm vững kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, chúng tôi tin chắc vụ nuôi sẽ cho năng suất cao.
Tìm hiểu về chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng
Thông thường, tôm sẽ có lột xác theo chu kỳ, và sau mỗi lần lột xác tôm sẽ tăng trưởng cả về kích thước lẫn trong lượng. Đây cũng là điều được nhiều bà con nuôi tôm quan tâm. Vậy, chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng là gì và làm thế nào để kích thích tôm lột xác, bà con hãy cùng ECOCLEAN tìm hiểu qua bài viết ngắn sau đây!
Nuôi tôm mùa hè và những điều người nuôi cần phải biết
Điểm đặc trưng của mùa hè là mưa nắng thất thường, có khi mưa lớn nhưng cũng có khi nắng nóng kéo dài, nhiệt độ biến động liên tục có thể gây những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của tôm nuôi.
Kỹ thuật xử lý đáy ao nuôi tôm sú hiệu quả
Theo nhiều bà con chia sẻ, tôm sú có thói quen sinh sống và bắt mồi ở tầng đáy, bên cạnh đó đây cũng là nơi để tôm nghỉ ngơi. Do vậy, áp dụng những kỹ thuật xử lý đáy ao nuôi tôm sú hiệu quả trước và sau mỗi vụ nuôi sẽ giúp tôm phát triển tốt hơn và phòng tránh được dịch bệnh.