Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã và đang trở thành ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Song, cũng chính vì việc nuôi tôm ngày càng mở rộng đã làm tăng sự tích tụ khí độc, chất độc, chất thải hữu cơ,… trong các ao nuôi dẫn đến việc làm tăng mối nguy hại dịch bệnh bùng phát.
Chế phẩm sinh học trong NTTS dần thay thế kháng sinh
Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia đưa ra nhận định việc sử dụng
chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản giúp phòng bệnh, hỗ trợ tôm cá tăng trưởng tốt hơn và tăng tỷ lệ sống đồng thời ngăn chặn sự tích tụ chất thải có hại trong ao nuôi.
Trước đây, để đối phó với dịch bệnh bà con phải nhờ đến các loại thuốc kháng sinh, khử trùng trong canh tác nuôi trồng thủy sản. Song, cũng chính điều này lại vô tình làm tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn dẫn đến suy giảm hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh trên thủy sản. Nguy hiểm hơn, điều này lại tạo ra môi trường thuận lợi cho dòng vi khuẩn nguy hiểm Vibrio spp. phát triển.
Tôm trúng mùa nhờ được bổ sung chế phẩm vi sinh trong vụ nuôi. Photo by Internet.
Chính vì thế, qua nhiều năm nghiên cứu với hàng loạt công trình lớn nhỏ, các chuyên gia NTTS đã đưa ra giải pháp hiệu quả hơn, sử dụng chế phẩm sinh học thay thế các loại thuốc kháng sinh thông thường. Các nghiên cứu này được bắt đầu từ những năm 1970 và đến cuối những năm 1980 thì ấn phẩm đầu tiên về việc kiểm soát sinh học trong NTTS được ra đời.
Tại Việt Nam, mô hình nuôi tôm thâm canh bắt đầu được áp dụng từ năm 1989 và dần phát triển mạnh mẽ, nhiều hộ nuôi dần chuyển từ nuôi bán thâm canh (5-10 con/m2) sang nuôi thâm canh (70-150 con/m2). Và tất nhiên, điều này đã gây ra nhiều hệ lụy xấu trong ngành NTTS. Ví dụ điển hình là sự bùng phát của Hội chứng chết sớm EMS hay bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND. Nhưng, cũng chính sự gia tăng áp lực do dịch bệnh đã tạo động lực cho người nuôi phải tìm kiếm biện pháp điều trị hiệu quả hơn bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học.
Mặc dù đến thời điểm hiện tại, những dịch bệnh nguy hiểm kể trên vẫn đang tiếp tục tàn phá các ao tôm, nhưng tỷ lệ này suy giảm rõ rệt khi được người nuôi bổ sung chế phẩm sinh học hợp lý trong suốt mùa vụ.
Xu hướng NTTS hướng tới nói KHÔNG với kháng sinh
Các biện pháp thay thế kháng sinh vẫn đang được các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm. Bên cạnh các giải pháp phòng bệnh hàng đầu như: chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước ao nuôi, nâng cao chất lượng tôm giống, khẩu phần ăn,… thì việc sử dụng các
chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản cũng là giải pháp thay thế kháng sinh được các chuyên gia khuyên dùng.
Theo đó, hệ vi sinh vật có lợi phát triển tốt trong ao nuôi sẽ giúp kiểm soát, xử lý các tạp chất hữu cơ dư thừa,
xử lý bùn đáy ao, ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát. Bên cạnh đó, các chế phẩm vi sinh còn cung cấp thêm nguồn thức ăn hữu ích tốt cho hệ thống tiêu hóa, giúp tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa, qua đó giúp tôm cá khỏe mạng và tăng cường khả năng chống chịu với dịch bệnh, biến động môi trường.
Theo: EcoClean t/h.
Chế phẩm sinh học ECOCLEANTM - Bạn của mọi nhà!
Ngành nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành sản xuất thực phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của ngành thủy sản đang ngày càng mở rộng, theo đó vai trò của ngành thủy sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân.
Song, yếu tố dịch bệnh đã kìm hãm sự phát triển của ngành và gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Mặc dù trong những năm qua, ngành đã đạt được nhiều thành tựu nhất định trong việc kiểm soát dịch bệnh bằng cách phương pháp truyền thống, hóa chất tổng hợp,… Thế nhưng, việc sử dụng các hóa chất để kiểm soát dịch bệnh đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho thủy sản, như: dư thừa hóa chất, tăng khả năng kháng thuốc, suy giảm miễn dịch, mất lòng tin của người tiêu dùng,…
Do vậy, nhằm giảm thiểu những bất lợi do sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, các chuyên gia khuyến cáo bà con nên chọn giải pháp sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản ECOCLEANTM để phòng bệnh và cải thiện môi trường bởi đây được xem là một giải pháp thay thế uy việt nhất.
Trong đó:
- ECOCLEANTM AQUA - Chế phẩm vi sinh chuyên xử lý nước ao nuôi
- ECOCLEANTM AM - Chế phẩm vi sinh xử lý khí độc trong ao nuôi
- ECOCLEANTM SLUDGE REDUCER - Chế phẩm vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi
Các chất hữu cơ tích tụ dưới đáy ao trong thời gian dài là nguyên nhân chính khiến đáy ao bị ô nhiễm, NH3 và NO2 bùng phát mạnh mẽ,... cần xử lý kịp thời.
Đối với bà con nuôi tôm, chi phí thức ăn luôn chiếm một vị trí rất lớn quyết định đến thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Do vậy, việc quản lý thành công sử dụng thức ăn cũng đồng thời tạo nên sự thành công cho chính người nuôi.
Hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới tiêu chí nói KHÔNG với kháng sinh nên cũng vì thế mà các chế phẩm vi sinh trở thành “công cụ đắc lực” trong phòng trị bệnh được các chuyên gia khuyên dùng.
Thực tế lại cho thấy nhiều hộ nuôi không đầu tư đúng mức nhưng lại theo đuổi mục tiêu đạt sản lượng cao. Chính điều này đã khiến tôm lớn chậm, dịch bệnh bùng phát, tỉ lệ hao hụt cao.