Nếu như tôm nuôi trong môi trường có độ mặn cao thường dễ gặp phải dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh như: đốm trắng, đầu vàng,… hay nghiêm trọng nhất là Hội chứng tôm chết sớm (EMS)… thì khi nuôi ở môi trường có độ mặn thấp hơn (<10‰) tôm sẽ hạn chế được những điều trên. Do vậy, nhiều bà con hiện nay đang có xu hướng chuyển dần sang nuôi tôm ở mô hình này. Tuy nhiên, với mô hình nuôi tôm ở độ mặn thấp ECOCLEAN khuyên bà con cần lưu ý những điều sau:

1. Chọn đối tượng nuôi thích hợp

Nuôi tôm ở độ mặn thấp và những điều bà con cần lưu ý 1
 
Nếu so sánh giữa tôm sú và tôm thẻ chân trắng, thì con tôm thẻ là đối tượng nuôi thích hợp hơn tôm sú. Bởi vì:
 
- Thứ nhất, tôm thẻ chân trắng có khả năng thích nghi với độ mặn thấp tốt hơn tôm sú, khả năng chống chịu với môi trường cao. Tôm thẻ chân trắng nuôi ở độ mặn thấp (5-15‰) sẽ có thời gian tăng trưởng nhanh hơn ở độ mặn cao.
 
- Thứ hai, tôm thẻ chân trắng có tốc độc sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn và có thể nuôi được với mật độ cao. Thông thường, mật độ thích hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng ở độ mặn thấp là khoảng 80-100 con/m2.

2. Giảm độ mặn

Tôm được sản xuất từ trại giống thường sống trong môi trường nước có độ mặn >20‰. Chính vì thế, khi mua tôm giống bà con cần giảm độ mặn (nên thực hiện ngay tại trại giống cứ 3 giờ/lần, mỗi lần hạ không quá 2‰). Ở tháng nuôi đầu tiên, độ mặn thả nuôi không nên thấp hơn 7-8‰ nhằm giảm tối thiểu khả năng tôm bị sốc. Ở tháng tiếp theo, tiến hành châm thêm nước ngọt vào ao để hạ độ mặn của ao nhưng không dưới 5‰. Nếu trong giai đoạn tôm giống P12 cỡ 15g, khi độ mặn <5‰ thì tôm dễ bị còi, mềm vỏ, khả năng chết cao.

3. Quản lý ao nuôi và kiểm soát tảo

Nuôi tôm ở độ mặn thấp và những điều bà con cần lưu ý 2
 
Trong suốt vụ nuôi, do độ mặn thấp nên quá trình lột xác của tôm diễn ra không đồng đều. Những con tôm mới lột vỏ mềm sẽ dễ dàng bị những con tôm khác tấn công ăn thịt, gây ra hao hụt cao. Do vậy, bà con cần lưu ý bổ sung định kỳ hàm lượng khoáng và các vitamin vào ao nuôi, bên cạnh đó bà con nên bổ sung thêm các men tiêu hóa để tôm tiêu thụ thức ăn tốt hơn.
 
Ngoài ra, kể từ tháng thứ 2 trở đi hàm lượng dinh dưỡng trong ao lớn sẽ tạo điều kiện cho tảo phát triển, nhất là tảo lam (tảo xanh) khi phát triển ưu thế sẽ làm cho nước trở nên xanh đậm hoặc xuất hiện các váng xanh nổi trên mặt nước. Do vậy, bà con nên tìm hiểu cách diệt tảo xanh mà chúng tôi đã chia sẻ trước đó. Bên cạnh đó, bà con cũng cần kiểm soát mật độ tảo trong ao vừa phải bằng cách thay bớt nước, châm thêm nước mới từ ao lắng, nồng độ pH thấp vào buổi sáng và cao vào buổi chiều,…

4. Kiểm soát khí độc trong ao nuôi

Xử lý khí độc trong ao nuôi tôm luôn là một việc làm cần thiết. Kể từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, lượng chất hữu cơ thừa và chất thải của tôm tích tụ dần tăng cao, khi phân hủy sẽ sản sinh ra nhiều khí độc như: H2S, NO2, NH3,… gây hại cho tôm. Vì thế, bà con nên dùng xi-phông và thay nước tầng đáy, bên cạnh đó cần bổ sung thêm vi sinh xử lý khí độc trong ao nuôi tôm để xử lý triệt để đồng thời tạo điều kiện cho tôm phát triển tốt hơn.

Kết luận

Trên đây là những điều bà con cần lưu ý khi nuôi tôm ở độ mặn thấp. Chúng tôi hiểu rằng con tôm là tài sản lớn nhất của bà con và vụ nuôi là cả một gia tài, vì thế chúng tôi muốn đồng hành cùng bà con qua việc cung cấp các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản của Mỹ. Nếu cần tư vấn, hãy liên hệ ngay Hotline: 0902 907 704 - 0906 675 062 để được hỗ trợ chính xác và nhanh chóng. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
nuoi-tom-o-do-man-thap-va-nhung-dieu-ba-con-can-luu-y20171128101419320.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
EcoCleanTM    AM - Vi sinh xử lý Ammonia và khí độc NO2
EcoCleanTM AM là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ Ammonia ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản