Nghề nuôi cá từ lâu đã là một mắt xích quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Thế nhưng, trước tình hình ô nhiễm môi trường như hiện nay đã phần nào gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến ngành. Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng là nguyên nhân gây thiệt hại đáng kể cho bà con trong vụ nuôi cá.
Trong thời gian gần đây, những cơn mưa lớn kéo dài đang cho thấy thời tiết đang chuyển dần sang mùa mưa, đây là thời điểm rất lý tưởng để các dịch bệnh phổ biến như: đốm đỏ, xuất huyết, trùng mỏ neo,… bùng phát trên cá. Vậy,
phòng bệnh cho cá lúc giao mùa như thế nào? ECOCLEAN xin có bài viết ngắn sau đây!
1) Bệnh đốm đỏ trên cá và cách phòng trị
Cá bị bệnh đốm đỏ. Ảnh: Internet.
Không phải đến khi thời tiết giao mùa cá mới nhiễm bệnh, thông thường bệnh đốm đỏ trên cá có thể xuất hiện quanh năm. Theo kinh nghiệm của nhiều bà con, những biểu hiện của cá bị xuất huyết bao gồm: da cá bị xuất huyết, lớp vảy bị rụng đồng thời các gốc vây có dấu hiệu rách nát, ruột xuất huyết, lỗ hậu môn xuất huyết. Khi mới nhiễm bệnh, cá kén ăn hoặc bỏ ăn và bơi lờ đờ trên mặt nước. Khi bệnh nặng, cá bơi cắm đầu xuống dưới và nhanh chóng chết hàng loạt.
Cách phòng trị bệnh đốm đỏ trên cá:
Do bệnh đốm đỏ và xuất huyết do virus trên cá có nhiều nét tương đồng nhau, vì thế, khi phát hiện cá bệnh bà con cần dùng thuốc Tiên đắc với liều lượng 50gram/50kg cá/ngày, trộn vào thuốc vào thức ăn và cho cá ăn liên tục trong 5-7 ngày. Dùng
chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản với liều lượng theo nhà sản xuất để bổ sung các tế bào lợi khuẩn cải thiện hệ thống tiêu hóa cho cá, giúp cá tiêu thụ thức ăn tốt hơn.
Ngoài ra, để phòng bệnh cho cá bà con nên thường xuyên bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho cá. Khoảng 1 tháng trước khi thời tiết chuyển mùa cần dùng thuốc Tiền đắc theo liều lượng hướng dẫn.
2) Bệnh nấm Thủy mi trên cá và cách phòng trị
Nấm thủy mi kí sinh lên cá sẽ tiết ra chất làm tan rã protein của tế bào tổ chức cơ thể cá đồng thời kích thích tế bào tổ chức tiết ra dịch nhờn gây cản trở hô hấp và tuần hoàn. Thông thường, khi cá bệnh nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường. Những dấu hiệu nhận biết cá bệnh phải kể đến như: cá bơi lội hỗn loạn, thích cọ sát vào các vật thể trong nước làm xây xát da tạo điều kiện cho vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh xâm nhập.
Cách phòng trị bệnh nấm Thủy mi trên cá:
Để trị bệnh, bà con có thể dùng một số hóa chất đặc trị như: Methylen 2-3ppm, Formol,… và sử dụng theo khuyến cáo.
Để phòng bệnh, bà con cần thực hiện đúng các kỹ thuật cải tạo ao trước mỗi vụ nuôi: vét bùn đáy, phơi nắng đáy ao, diệt tạp, bón vôi,… Thả nuôi cá với mật độ thích hợp và tránh các tác động khiến cá bị xây xát. Trong suốt vụ nuôi, thường xuyên bổ sung Vitamin C và các khoáng chất cần thiết cho cá, định kỳ sử dụng chế phẩm
vi sinh xử lý bùn đáy ao để phân hủy chất hữu cơ tích tụ,…
3) Bệnh trùng mỏ neo trên cá và cách phòng trị
Cá trắm cỏ bị trùng mỏ neo sống kí sinh. Ảnh: Internet.
Đây là một loại bệnh gây ra do ký sinh trùng, thường xảy ra trên các loài: cá trắm, cá chép, cá trôi, cá rô phi,… Khi cá bị trùng mỏ neo ký sinh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: gầy yếu, cá bơi hỗn loạn, thường cọ xát thân vào các vật chất trong ao gây trầy xước,… Một số trùng mỏ neo sống ký sinh trong miệng khiến cá không ăn được.
Cách phòng trị bệnh trùng mỏ neo trên cá
Bà con có thể dùng lá xoan bón lót xuống ao trước khi thả cá với liều lượng 0.2-0.3 kg/m3 để diệt trùng mỏ neo. Tuyệt đối không được sử dụng lại nguồn nước từ các ao đã nhiễm bệnh trước đó, nước cấp vào ao phải lấy từ nguồn nước sạch và được xử lý trước.
Lời kết
Thời điểm giao mùa là lúc cá nuôi rất dễ nhiễm bệnh. Hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ có thể xử lý kịp thời những căn bệnh thường gặp lúc giao mùa. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.