Nuôi cá lồng bè là một trong những kỹ thuật nuôi thâm canh hiệu quả, trong đó nuôi cá tra cá basa lồng bè là đối tượng có giá trị kinh tế cao được nuôi phổ biến ở thủy vực ĐBSCL đã giúp nhiều bà con tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo. Tuy vậy, do thường được nuôi với mật độ cao và lượng thức ăn lớn nên dẫn đến môi trường nuôi trong lồng bè và xung quanh dễ dàng bị ô nhiễm và bùng phát dịch bệnh trên cá gây thiệt hại cho người nuôi. Để bà con an tâm hơn khi nuôi, ECOCLEAN xin chia sẻ một số
cách phòng trị các bệnh phổ biến trên cá tra cá basa lồng bè. Xin mời bà con cùng theo dõi!
Những bệnh phổ biến trên cá tra, cá basa nuôi lồng bè
1) Bệnh xuất huyết đường ruột (do vi khuẩn Staphylococcus sp)
Cá basa là đối tượng nuôi dễ bị nhiễm bệnh xuất huyết đường ruột. Ở các tháng mùa khô, nhiệt độ cao khiến cá bị xuất huyết nội tạng và gây thiệt hại không nhỏ đến người nuôi cá basa. Khi bệnh, quan sát bụng cá thấy xuất hiện dấu hiệu trương to, hậu môn lồi và sưng đỏ, vây bụng xuất huyết, cá giảm ăn và bơi tách đàn. Khi mổ cá, dễ dàng phát hiện đường ruột bị xuất huyết, cơ xoang bụng cũng bị xuất huyết,…
Để phòng bệnh, nhiều bà con đã thành công khi sử dụng cây cỏ mực băm nhỏ và nấu chung với thức ăn cho cá với công công thức: 1kg cỏ mực + 0,5g muối + 70kg cám, cách một tuần cho ăn một lần. Để trị bệnh, dùng thuốc trộn với thức ăn theo công thức: (6 gam Sulfathiazone + 0,5 gam Thiromin) / 100kg cá bệnh hoặc (10 gam Sulfaguanin + 70kg cám) / 100kg cá bệnh, cho cá ăn liên tục đến ngày thứ 3 thì giảm 1/2 liều, ăn đến hết ngày thứ 5 thì cá sẽ hết bệnh.
2) Bệnh đốm đỏ (do vi khuẩn Aeromonas hydrophila và Pseudomonas fluoresen)
Bệnh đốm đỏ trên cá tra, cá basa.
Cá thường bị nhiễm bệnh ở thời điểm giao mùa. Khi bệnh, quan sát trên thân cá xuất hiện nhiều điểm xuất huyết đỏ li ti và cá bơi lờ đờ trên mặt nước, nếu bệnh nặng thì các gốc vây cũng xuất huyết, cá ăn ít hoặc bỏ ăn, các tia vây lưng, vây đuôi và hậu môn bị rách xơ xác, bụng cá phình to,… khi mổ cá thấy thành ruột cá bị xuất huyết. Bệnh đốm đỏ không chỉ lây nhiễm trên cá tra, cá basa mà còn trên cả nhiều loài cá khác.
Để phòng trị bệnh đốm đỏ, bà con có thể trộn thuốc vào thức ăn với công thức: (2 gam Nitrofurazon (hoặc Oxytetracyclin) + 3 gam Vitamin C) /100kg cá và cho cá ăn liên tục trong 5-7 ngày. Lưu ý, nên giảm lượng thức ăn khi trộn thuốc.
3) Bệnh mất nhớt (do vi khuẩn Flexibacter columnaris)
Khi cá bị xây xát khi đánh bắt, vận chuyển hoặc cá bị sốc khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột tạo điều kiện cho vi khuẩn Flexibacter columnaris tấn công. Khi bệnh, cá thường có dấu hiệu bỏ ăn, sức khỏe yếu, xuất hiện các đốm màu trắng ở gốc vây lưng và lan dần khắp thân. Khi bệnh nặng có thể xuất hiện các vết loét sâu vào cơ, vây cá rách xơ xác, cá chìm xuống đáy và chết.
Để phòng trị bệnh, bà con trộn thuốc vào thức ăn theo công thức: (5 gam Sulfadimezin + 2 gam Oxytetracycline) / 100kg cá hoặc (5 gram Oxytetracyclien) / 100kg cá, cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày.
4) Các vấn đề khác
Cá tra, cá basa là những loài rất nhạy cảm với môi trường nuôi, do vậy ngoài những bệnh kể trên cá có thể chết khi:
- Thời tiết thay đổi đột ngột làm cá biếng ăn, suy dinh dưỡng và chết ở các tháng sau đó. Khi môi trường nuôi thiếu oxy cá sẽ bơi nhào lên và làm cho cá dễ bị lộn ruột và chết.
- Trong nước có nhiều khí NH3, H2S,… có thể khiến cá bị chết, trường hợp này bà con có thể sử dụng
chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản để xử lý triệt để, đơn cử như EcoClean AM với công thức: (100g EcoClean AM + 2kg mật rỉ đường) mang sục khí 2 giờ sau đó té đều lên các bè.
- Ngoài ra, chất lượng thức ăn không đảm bảo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cá. Nguyên liệu chế biến thức ăn để quá lâu sẽ khiến cá bị nhiễm độc. Thức ăn không cung cấp đủ hàm lượng đạm cần thiết sẽ khiến cá tăng trưởng chậm, thiếu Vitamin khiến sức đề kháng yếu và cá bị co giật.
Lời kết
Đó là những kiến thức mà ECOCLEAN muốn truyền tải đến bà con nuôi cá tra, cá basa. Hy vọng, sẽ giúp ích cho bà con trong vụ nuôi của mình. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.