Lươn là một trong những loài thủy sản được bà con nuôi phổ biến nhất hiện nay. Nếu so với tôm thì nghề nuôi lươn tương đối “dễ chịu” hơn, chính điều đó đã mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người nuôi. Không những thế, với sự tìm tòi không ngừng của nhiều bà con nuôi lươn lâu năm đã cho ra đời nhiều mô hình nuôi cải tiến khác nhau giúp tăng năng suất và đỡ công chăm sóc. Ở kỳ trước, visinhthuysan.vn đã cùng bà con tìm hiểu những kỹ thuật của mô hình nuôi lươn trong bể xi măng, và trong kỳ này bà con hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mô hình nuôi lươn trong can nhựa đã mang đến nguồn thu nhập khủng cho bà con miền Tây như thế nào!
 
tim-hieu-mo-hinh-nuoi-trong-can-nhua-doc-dao-thu-loi-nhuan-khung-o-mien-tay 2
Lươn phát triển bên trong can nhựa.

Lão nông miền Tây nuôi lươn trong can nhựa thu lợi nhuận khủng

Đó là mô hình nuôi lươn trong can nhựa của ông Bùi Tấn Thịnh (Vị Thanh, Hậu Giang) - người đầu tiên thành công với mô hình nuôi độc đáo này. Ông Thịnh chia sẻ, với mô hình này mỗi năm ông thu lãi cũng “ngót nghét” vài chục triệu đồng.
 
Theo lời ông Thịnh thuật lại, ông “bén duyên” với con lươn từ năm 2007 bởi thời điểm đó lươn đã có giá trị kinh tế rất cao. Cũng giống như nhiều người nuôi khác, ông Thịnh cũng trải qua không ít lần thất bại trong suốt quãng thời gian 8 năm gắn bó với nghề nuôi lươn. “Ban đầu, tôi nuôi lươn trong bể xi măng. Nhưng sau nhiều lần thất bại, thiệt hại hàng chục triệu đồng. Sau thời gian dài nghiên cứu, quyết tâm nuôi thành công lươn đồng, tôi đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi lươn trong can nhựa…” - ông Thịnh chia sẻ.

Mô hình nuôi lươn trong can nhựa của ông Thịnh

1) Chuẩn bị can nhựa nuôi lươn:
 
Trong mô hình này, ông Thịnh sử dụng loại can nhựa 30 lít hình chữ nhật, sau đó đục nhiều lỗ xung quanh (10mm và 6mm) để cung cấp oxy đồng thời thải chất thải trong can ra bên ngoài, đồng thời ông cũng xỏ một số thanh gỗ vào các lỗ theo hướng nằm ngang can nhựa nhằm mục đích tạo nơi cho lươn quấn vào.
 
tim-hieu-mo-hinh-nuoi-trong-can-nhua-doc-dao-thu-loi-nhuan-khung-o-mien-tay 3
 
Chưa hết, máng thức ăn cho lươn cũng được ông Thịnh “biến tấu” bằng một chiếc túi vải nhỏ có khoét nhiều lỗ mà theo ông là “rất lợi hại quyết định đến sự thành công của vụ nuôi”. Cụ thể, khi đói lươn sẽ tự biết rỉa thức ăn trong túi, thông qua việc kiểm tra lượng thức ăn còn lại trong túi người nuôi sẽ biết được tình trạng sức khỏe lươn như thế nào để chăm sóc tốt hơn.
 
Các can nhựa sau khi chuẩn bị xong được đưa xuống ao, treo cố định vào một thanh tre nằm ngang, khung tre cách mặt nước từ 40-50 cm, các can nhựa cách mặt nước từ 20-30 cm. Sau đó, thả lươn giống vào từng can nhựa tiến hành nuôi.
 
tim-hieu-mo-hinh-nuoi-trong-can-nhua-doc-dao-thu-loi-nhuan-khung-o-mien-tay 1
 
2) Chọn lươn giống và cách cho lươn ăn:
 
Ông Thịnh cho biết, cỡ lươn giống thích hợp với mô hình này từ 30-40 con/kg. Trung bình mỗi can nhựa cố thể nuôi được khoảng 1kg lươn giống, sau 8 tháng nuôi đạt trọng lượng từ 300-400gram/con là có thể thu hoạch.
 
Thức ăn cho lươn khá dễ tìm, chủ yếu là hỗn hợp thịt ốc xay nhuyễn trộn với thức ăn viên nuôi cá hoặc cám, mỗi ngày cho ăn 1 lần vào buổi chiều.
 
 
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong mô hình nuôi lươn trong can nhựa mới lạ và hiệu quả hiện nay. Ông Thịnh cũng có biết nuôi lươn kiểu này khá dễ thực hiện, ít bị hao hụt, không cần phải thay nước nên đỡ tốn công chăm sóc, tiết kiệm chi phí thức ăn,… Hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ có thêm kiến thức để nuôi lươn hiệu quả. Chúc bà con thành công!
 
Nguồn: Dân Việt - EcoClean t/h.
 
 
Tìm theo từ khóa: