Những ngày qua, tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài trên khắp cả nước, nhất là khu vực ĐBSCL khiến bà con nuôi tôm nước lợ gặp nhiều khó khăn. Trong đó, sức đề kháng của tôm và bùng phát dịch bệnh là những vấn đề chính được nhiều bà con quan tâm. Trước tình hình đó, các chuyên gia ECOCLEAN xin chia sẻ một số giải pháp nhằm giúp bà con ứng phó kịp thời:

1) Cải tạo ao nuôi

tinh-hinh-nang-nong-keo-dai-nguoi-nuoi-tom-nuoc-lo-can-luu-y 1
 
Trước khi bắt đầu vụ nuôi mới, bà con cần thực hiện các công đoạn cải tạo ao theo đúng quy trình kỹ thuật, áp dụng biện pháp an toàn trước khi thả tôm bằng cách bón vôi kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nước ao nuôi, tạo nguồn thực phẩm tự nhiên cho tôm giống, giúp ổn định các yếu tố môi trường. Đối với những ao nuôi có độ mặn > 30‰ không thích hợp để nuôi tôm, đồng thời các thông số môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH,…) cần được điều chỉnh trong ngưỡng thích hợp trước khi thả tôm giống.
 
Ngoài ra, bà con cần chủ động được nguồn nước sạch trong suốt vụ nuôi, nước cấp vào ao nên lấy từ ao lắng và có lưới lọc. Bên cạnh đó, gia cố bờ ao chắc chắn để tránh tình trạng rửa trôi khi trời mưa.

2) Mật độ thả nuôi

Bên cạnh việc chọn tôm giống ở những nhà sản xuất có uy tín, nguồn gốc rõ ràng, tôm giống khỏe mạnh đảm bảo âm tính với các bệnh nguy hiểm như: Bệnh còi, đốm trắng, EMS,… thì mật độ thả nuôi cũng giữ vai trò quan trọng, tùy theo điều kiện và khả năng đầu tư của từng hộ nuôi mà thả tôm giống với mật độ thích hợp. Theo các chuyên gia ECOCLEAN khuyến cáo, mật độ thả nuôi thích hợp với tôm sú (PL15) là <20 con/m2 và tôm thẻ (PL12) là <70 con/m2.
 
tinh-hinh-nang-nong-keo-dai-nguoi-nuoi-tom-nuoc-lo-can-luu-y 2

3) Quản lý ao nuôi

Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để kịp thời điều chỉnh các yếu tố môi trường phù hợp. Đồng thời duy trì chạy quạt để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ, đảm bảo lượng oxy hòa tang trong ao nuôi luôn >3,5 mg/l. Mực nước trong ao nuôi luôn duy trì ở mức tối thiểu từ 1.3 - 1.5m.
 
Định kỳ bổ sung Vitamin C và các khoáng chất cần thiết vào thức ăn cho tôm để tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản theo liều lượng của nhà sản xuất để phân hủy các tạp chất hữu cơ tích tụ, kiểm soát tảo và đảm bảo cân bằng hệ vi sinh trong ao nuôi.
 
Thường xuyên kiểm tra các hoạt động và hình dáng bên ngoài của tôm để kịp thời cách ly tôm bệnh khỏi ao nuôi tránh bùng phát dịch bệnh. Lưu ý: nên kiểm tra tôm vào lúc thời tiết dịu mát để tránh tôm bị sốc có thể gây bệnh cong thân.
 
Trong giai đoạn chuyển mùa thời tiết sẽ thay đổi đột ngột, do vậy chúng tôi khuyến cáo bà con nên giảm lượng thức ăn và theo dõi sức tiêu thụ thức ăn của tôm để điều chỉnh hợp lý.

Lời kết

Nắng nóng kéo dài gây ra không ít khó khăn với người nuôi tôm nước lợ. Với những kiến thức đã chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho bà con trong vụ nuôi của mình. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
chế phẩm vi sinh xử lý khí độc trong ao nuôi tôm ecoclean am
 
Tìm theo từ khóa: nuôi tôm nước lợ , nghề nuôi tôm
tinh-hinh-nang-nong-keo-dai-nguoi-nuoi-tom-nuoc-lo-can-luu-y2018417105148897.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
EcoCleanTM    AM - Vi sinh xử lý Ammonia và khí độc NO2
EcoCleanTM AM là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ Ammonia ...
EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản