Như đã biết, môi trường là yếu tố vô cùng quan trọng trong suốt vụ nuôi. Bên cạnh việc bón chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản để xử lý các vấn đề ô nhiễm thì việc cung cấp đủ oxy hòa tan trong nước cũng là một yếu tố rất quan trọng. Mọi loài sinh vật sống trên Trái Đất đều cần oxy để tồn tại, và các loài thủy sản cũng không ngoại lệ. Trong đó, loài tôm cần sử dụng oxy hòa tan trong nước để thực hiện quá trình trao đổi chất.
 
Song, ở mỗi loài tôm sẽ cần lượng oxy khác nhau trong từng giai đoạn phát triển. Nếu lượng oxy trong nước không đủ sẽ khiến tôm dễ nhiễm bệnh, nghiêm trọng sẽ chết rải rác hoặc hàng loạt gây tổn thất cho người nuôi. Vậy, khi tôm thiếu oxy sẽ bị bệnh gì và cách phòng trị ra sao? ECOCLEAN xin mời bà con theo dõi bài viết ngắn sau đây!

Triệu chứng tôm bệnh do thiếu oxy

Khi tôm bị bệnh do thiếu oxy, triệu chứng đầu tiên dễ nhận thấy nhất là tôm nổi đầu, bơi dạt bờ,… bên cạnh đó do lượng oxy dưới đáy ao thấp nên tôm không bơi xuống đáy săn mồi dẫn đến bỏ ăn. Khi tình trạng kéo dài sẽ khiến tôm chết rải rác hoặc hàng loạt, tập trung vào buổi sáng sớm, khi kiểm tra thấy mang tôm chuyển từ màu trắng ngà sang màu hồng.
 
Tôm bệnh do thiếu oxy: Nguyên nhân và cách phòng trị 1
Hình ảnh tôm bệnh do thiếu oxy: nổi đầu, mang tôm chuyển sang màu hồng. Ảnh minh họa.
 
Theo chúng tôi được biết, hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp hơn 3mg/lít là nguyên nhân chính khiến mang tôm chuyển sang màu hồng tại các ao nuôi. Tại nhiều ao nuôi tôm ở ven biển miền Trung và Nam Bộ, lượng oxy hòa tan trong nước vào ban đêm chỉ dao động từ 1-2,8 mg/ml thậm chí có lúc bằng 0 điều này khiến tôm bị ngạt và nổi đầu. Tình trạng tôm chết ngạt do thiếu oxy thường xảy ra ở những ao nước tĩnh chứa nhiều mùn bã hữu cơ hoặc bón phân hữu cơ quá nhiều.

Cách phòng trị tôm bệnh do thiếu oxy

Để phòng trị bệnh trên tôm do thiếu oxy, các chuyên gia khuyên bà con nên thực hiện một số biện pháp sau đây:
 
- Thứ nhất, ao nuôi cần được cải tạo thật tốt, đúng kỹ thuật, tẩy dọn ao sạch sẽ, xử lý bùn đáy ao nuôi tôm và phơi nắng đáy ao từ 5-10 ngày hoặc khi đất nẻ chân chim để diệt vi khuẩn gây bệnh còn tích tụ trong đáy;
 
- Thứ hai, phân bón cần được ủ kỹ và điều chỉnh liều lượng thích hợp tùy theo thời tiết và chất lượng nước;
 
- Thứ ba, tôm thả nuôi với mật độ hợp lý, không quá dày để đảm bảo môi trường nuôi cung cấp đủ oxy. Bên cạnh đó cần thường xuyên theo dõi sự biến đổi của môi trường để có hướng xử lý nhanh chóng, phù hợp;
 
- Thứ tư, khi phát hiện tôm thiếu oxy cần vận hành hệ thống quạt liên tục hoặc dùng viên sủi oxy kết hợp với Yucca để cung cấp thêm oxy cho tôm;

Kết luận

Trên đây là một số kiến thức về bệnh trên tôm khi thiếu oxy, hy vọng sẽ hữu ích cho bà con trong vụ nuôi. Ngoài ra, nếu bà con cần được tư vấn sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản hãy liên hệ ngay Hotline: 0902 907 704 - 0906 675 062 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
tom-benh-do-thieu-oxy-nguyen-nhan-va-cach-phong-tri201712121133524.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản