Tôm sú - Loài tôm thương phẩm đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam, nhất là bà con ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Được xếp vào những giống tôm không khó nuôi có giá trị kinh tế cao, tôm sú được nuôi rất rộng rãi trên khắp lãnh thổ. Tuy vậy, mặc dù dễ nuôi nhưng để tôm đạt được sản lượng cao khi thu hoạch, bà con cần nắm rõ tập tính sinh hoạt và những kỹ thuật nuôi loài tôm này.
 
Trước tiên, ECOCLEAN xin được chia sẻ đến bạn đọc những tập tính của tôm sú trong bài viết sau đây!

Những tập tính của tôm sú

Nắm bắt được tập tính của tôm sẽ giúp người nuôi chăm sóc tôm dễ dàng hơn trong suốt quá trình nuôi. Các tập tính của tôm sú chủ yếu là: Thức ăn - Sinh trưởng - Sinh sản.
 
tom-su-va-nhung-tap-tinh-cua-tom-su

a. Thức ăn của tôm sú

Mặc dù tôm sú là loài ăn tạp, song, chúng lại thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rửa hay các mảnh vụn hữu cơ. Đặc biệt, món ăn ưa thích của tôm sú là các loài giáp xác, thực vật dưới nước, giun nhiều tơ, côn trùng,… Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau, tập tính và loại thức ăn của tôm cũng khác nhau, như:

Giai đoạn ấu trùng:

Ở giai đoạn này, tôm bắt mồi thụ động bằng các phụ bộ nên thức ăn chỉ phù hợp với cỡ miệng. Các loại thức ăn chúng ưa thích là tảo, luân trùng, vật chất hữu cơ có nguồn gốc động và thực vật.

Giai đoạn tôm bột:

Thức ăn của tôm sú chủ yếu là các loại giáp xác nhỏ, ấu trùng, các loài nhuyễn thể và giun nhiều tơ. Ngoài ra, người nuôi cũng có thể cho tôm ăn các loại thức ăn chế biến sẵn.
 
tom-su-va-nhung-tap-tinh-cua-tom-su

Giai đoạn tôm trưởng thành:

Đây là giai đoạn tôm có thể tất cả các loại thức ăn khác nhau như: giáp xác sống dưới đấy, hai mảnh võ giun nhiều tơ và hậu ấu trùng các loài động vật đáy.
Trong môi trường tự nhiên, có đến 85% thức ăn của tôm sú là các loài giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể 2 mảnh vỏ và 15% là cá, giun nhiều tơ, thủy sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.
 
Tôm sú ăn bằng cách dùng 2 càng để bắt mồi sau đó đưa thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hóa thức ăn trong dạ dày là 4 - 5 giờ.

b. Quá trình sinh trưởng của tôm sú

Tôm là loài giáp xác có vỏ cứng bao bọc bên ngoài cơ thể, do vậy sự sinh trưởng của chúng hoàn toàn khác với loài cá. Nếu như ở cá, quá trình sinh trưởng diễn ra liên tục không bị gián đoạn thì ở tôm, quá trình này mang tính gián đoạn và đặc trưng. Hay nói đúng hơn, khi tôm tăng trưởng đến một kích thước nào đó, tôm phải tiến hành lột bỏ lớp vỏ cũ để cơ thể phát triển hơn. Quá trình này còn gọi là sự “lột xác”.
 
Tôm sú thường lột xác vào ban đêm và thường đi đôi với việc tăng thể trọng. Thế nhưng, cũng có nhiều trường hợp tôm đã lột xác nhưng không thể tăng trọng.
Sau khi xem video lột xác của tôm chúng ta sẽ thấy hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn cong toàn cơ thể.
 
Vỏ tôm sau khi mới lột xác còn khá mềm nền rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột. Do vậy, người nuôi cần lưu ý điều chỉnh môi trường nuôi thời để tránh tôm bị yếu và nhiễm bệnh khi lột. Lưu ý, nếu thấy tôm yếu thì không nên kích thích tôm lột xác.
 
Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1 - 2 giờ với tôm nhỏ và 1 - 2 ngày với tôm trưởng thành.
 
tom-su-va-nhung-tap-tinh-cua-tom-su

c. Quá trình sinh sản của tôm sú

Tôm sú là loài dị phái tính, con đực thường nhỏ hơn và trưởng thành trước con cái. Vào mùa giao phối, con cái lột xác không bơi mà nằm sát đáy, con đực tiến đến giao phối. Tinh trùng của con đực chuyển sang túi chứa tinh của con cái, sau đó buồng trứng của con cái phát triển nhanh. Con đực có khả năng tạo túi tinh mới nên có khả năng giao phối nhiều lần.
 
Sau khi giao phối, con cái hầu như không lột xác nữa và cũng không phát triển kích thước. Tôm thường đẻ trứng vào ban đêm lúc gần sáng, mỗi con tôm mẹ thường để từ 300.000 - 1.200.000 trứng (tôm sú tự nhiên). Trứng được thụ tinh sẽ nở thành ấu trùng, sau nhiều lần lột xác ấu trùng biến thái qua các giai đoạn: Trứng -> Naupli -> Protozoea -> Mysis -> Postlarvae -> Tiền trưởng thành -> Tôm trưởng thành.
 
vòng đời của con tôm sú
 
Tôm sú tự nhiên sinh sản quanh năm nhưng tập trung vào 2 mốc thời gian chính là tháng 3 - 4 và tháng 7 - 10 hàng năm.
 
EcoClean AQUA Vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm, cá từ Mỹ
EcoCleanTM AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm, cá từ Mỹ. Photo by EcoClean.
 
 
Trên đây là những chia sẻ đầy đủ nhất về tôm sú, nắm được những tập tính của tôm sú kết hợp với những kỹ thuật nuôi tôm sú cải tiến, ECOCLEAN tin chắc bà con sẽ thành công trong vụ nuôi của mình! Và cũng đừng quên sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản xử lý nước ao nuôi tôm để tăng năng suất tôm nuôi. Chúc bà con mùa màng bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: kỹ thuật nuôi tôm sú , nuôi tôm sú , nghề nuôi tôm