Trong ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, tảo là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên và giữ vai trò như hệ thống lọc sinh học vô cùng quan trọng giúp ổn định các thông số môi trường. Đó là lý do vì sao bất kỳ người nuôi nào cũng cần phải gây màu nước và giữ màu nước ổn định.
Nhằm giúp những bà con đang tìm hiểu hoặc mới bắt đầu gắn bó với nghề nuôi tôm, ECOCLEAN xin chia sẻ rõ hơn về vấn đề này, kính mời bà con cùng theo dõi!
Kiểm tra màu nước trong ao nuôi tôm. Ảnh minh họa.
Màu nước là gì?
Trong thực tế, màu nước trong các ao nuôi tôm được hình thành chủ yếu là do các hệ phiêu sinh thực vật (Phytoplankton), phiêu sinh động vật (Zooplankton), các loài tảo, ấu trùng, giáp xác,… Các chuyên gia thường chia sẻ màu nước lý tưởng nhất để nuôi tôm là màu xanh lá chuối non (tảo lục “Chlorella” phát triển ưu thế) hoặc màu vàng vỏ đậu xanh (tảo khuê “Chaetoceros”, tảo silic “Skeletonma” phát triển ưu thế). Sự hiện diện của những loài tảo này trong các ao hồ nuôi thủy sản thể hiện môi trường có nguồn thức ăn tự nhiên đa dạng, phong phú về chủng loại,… và quan trọng là giúp cân bằng các yếu tố môi trường trong ao nuôi.
Cách gây màu nước trong ao nuôi tôm
Có nhiều phương pháp gây màu nước khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là phương pháp bón phân (DAP, NPK, Ure). Ngoài ra, ở một số nơi nhiều bà con còn sử dụng bột cá, bột đậu nành,
chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản để gây màu nước.
Sau khi đã cấp đủ nước vào ao nuôi, bắt đầu đến giai đoạn gây màu nước cho ao, bà con sử dụng phân chuồng 25-30 kg/100m2 (hoặc phân DAP 300-500 g/100m2) hòa tan vào trong nước và té đều lên khắp mặt ao. Khoảng 5-7 ngày sau khi bón, trong ao nuôi sẽ hình thành các chuỗi thức ăn theo chiều cao cột nước như sau: trên cùng là phiêu sinh thực vật -> phiêu sinh động vật, luân trùng, giáp xác chân chèo -> cuối cùng là lớp động vật đáy, giun nhiều tơ.
Vai trò của màu nước trong ao nuôi tôm
- Thứ nhất, không chỉ cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, màu nước còn giúp tăng cường lượng oxy hòa tan trong nước nhờ quá trình quang hợp của tảo. Tảo sử dụng ánh sáng mặt trời, lấy khí CO2 trong nước để tổng hợp và thải ra khí O2 trong nước giúp ao nuôi giàu oxy (thông thường, thời điểm oxy trong ao cao nhất là khoảng 2-3 giờ chiều). Tuy nhiên, bà con cần lưu ý: nếu màu nước xanh quá đậm sẽ khiến ao nuôi thiếu oxy và tôm nổi đầu vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm. Bên cạnh đó, tảo xanh là loài tảo rất hại cho tôm do vậy nếu thấy chúng xuất hiện bà con cần có
cách diệt tảo xanh hợp lý để tránh làm ảnh hưởng đến tảo có lợi.
Tảo xanh phát triển trong các ao nuôi tôm. Ảnh minh họa.
- Thứ hai, khi tảo có lợi phát triển ưu thế sẽ giúp hạn chế tối đa các loài tảo, rong, rêu độc hại hình thành, bên cạnh đó còn giúp hạn chế ánh sáng mặt trời tiếp xúc với tầng đáy ao. Ngoài ra, tảo có lợi sẽ giúp kìm hãm quá trình phân hủy hữu cơ trong ao, khí độc sinh ra ít hơn và giảm khả năng gây hại cho tôm cá nuôi.
- Thứ ba, trong suốt vụ nuôi các tạp chất hữu cơ như: thức ăn thừa, phân tôm, vỏ tôm sau khi lột, xác tảo lắng tụ,… sẽ phân hủy và hình thành nhiều loại khí độc hại như: NH3, H2S, NO2,… có thể khiến tôm chết hàng loạt. Quá trình phân hủy hữu cơ xảy ra nhanh hoặc chậm còn tùy thuộc một phần vào sự tác động của cường độ ánh sáng, việc quản lý thức ăn, cũng như các bước chăm sóc và quản lý ao nuôi. Do vậy, việc duy trì được màu nước tốt đạt yêu cầu sẽ giúp hình thành màn che phiêu sinh, ngăn cản ánh sáng mặt trời xuyên qua tầng nước. Nhiều bà con còn bổ sung thêm
chế phẩm vi sinh xử lý khí độc trong ao nuôi tôm ECOCLEAN AM để tăng cường khả năng xử lý khí độc trong ao nuôi.
Những yếu tố ảnh hưởng đến màu nước trong ao nuôi tôm
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến màu nước trong ao nuôi tôm, nhưng ở đây chúng tôi muốn đề cập đến những yếu tố phổ biến nhất gồm:
Chất dinh dưỡng trong ao nuôi:
Để màu nước trong ao nuôi được cân bằng và duy trì đòi hỏi bà con phải có sự thay đổi các chất dinh dưỡng và muối kim loại trong ao hợp lý. Bởi nếu ao thiếu dưỡng chất sẽ khiến tảo không thể phát triển, ngược lại nếu ao quá phú nhưỡng sẽ tạo điều kiện cho tảo có hại phát triển ưu thế gây hại cho tôm.
Các thông số môi trường:
Sự thay đổi đột ngột của các thông số môi trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tảo trong ao nuôi. Chẳng hạn như: những ngày mưa bão, nhiều mây, nhiệt độ thấp,… sẽ khiến tỏa không thể hoặc hạn chế quang hợp. Hay hệ đệm trong ao không ổn định dẫn đến tảo phát triển không ổn định….
Các ao nuôi đã sử dụng chế phẩm vi sinh ECOCLEAN có màu nước ao nuôi đẹp. Ảnh minh họa.
Kết luận
Trên đây là một số kiến thức về vai trò của tảo trong nuôi trồng thủy sản mà các chuyên gia ECOCLEAN muốn chia sẻ đến bà con. Tất nhiên, khi mới bắt đầu gắn bó với nghề nuôi tôm thì bà con sẽ còn phải tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hơn nữa. Nhưng đừng lo lắng, vì ECOCLEAN sẽ luôn đồng hành với bà con để chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn nữa. Mặt khác, khi cần sử dụng các chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản, đừng quên Hotline: 0902 907 704 - 0906 675 062 của chúng tôi. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.