Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, pH là một trong những thành phần quan trọng luôn được nhắc đến nhiều nhất bởi yếu tố này phản ánh đầy đủ các yếu tố lý / hóa / sinh của môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm nuôi. Tuy vậy, nhiều bà con khi nuôi tôm thường bỏ qua hoặc ít quan tâm đến thành phần này và đó là một trong những nguyên nhân khiến năng suất vụ nuôi không được như ý muốn.
Vì thế, trong bài viết này
visinhthuysan.vn muốn cùng bà con tìm hiểu sâu hơn về vai trò cũng như
cách quản lý pH trong ao nuôi tôm hiệu quả. Mời bà con cùng theo dõi bài viết ngắn ngay sau đây!
Vai trò của pH trong nuôi tôm
Như đã biết, pH là chỉ số đo đặc trưng về độ axit (chua) và độ kiềm (chát) của nước. Vì thế, pH là một trong những yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi: sinh trưởng, tỉ lệ sống, dinh dưỡng,…
Trong nuôi trồng thủy sản, pH thích hợp dạo động trong khoảng từ 6 đến 9 (riêng đối với tôm thích hợp nhất là từ 7.8 đến 8.5), vì thế khi pH môi trường biến động quá cao hoặc quá thấp sẽ có thể gây chết tôm. Trong đó:
+ Khi pH quá thấp: khả năng tích trữ khoáng trong cơ thể tôm bị giảm thấp khiến tôm bị mềm vỏ hoặc lột xác không hoàn toàn, nồng độ H2S tăng cao,…
+ Khi pH quá cao: dẫn đến nồng độ khí độc Amoniac (NH3) trong nước tăng cao khiến tôm nuôi bị ngộ độc,…
Cách kiểm tra pH trong ao nuôi tôm
Để nhận biết tình trạng pH trong nước ao nuôi, hiện nay cách kiểm tra pH trong ao nuôi tôm chính xác nhất là sử dụng thiết bị. Có 3 loại thiết bị đo pH phổ biến nhất là: máy đo, bút đo, lọ test. Trong đó:
+ Máy đo pH được chia làm 2 loại: máy để bàn dùng trong phòng thí nghiệm và máy cầm tay thiết kế nhỏ gọn. Sử dụng bằng cách: dùng cốc sạch chứa nước cần đo; nối máy với đầu đo; cho đầu đo vào trong cốc nước và giữ yên máy trong 1-2 phút để số trên màn hình ổn định rồi đọc số.
Máy đo pH cầm tay. Ảnh minh họa.
+ Bút đo: là thiết bị có kích thước nhỏ gọn và có khả năng nổi trên mặt nước. Sử dụng bằng cách: lắc nhẹ bút rồi cho vào nước cần đo; đọc giá trị pH khi bút ổn định.
+ Lọ test: là một lọ nhỏ chuyên dụng để đo pH. Cách sử dụng: cho vào lọ 5ml và 4 giọt thuốc khử vào lọ; đóng nắp và lắc nhẹ; so sánh màu nước trong lọ với bảng so màu để có được kết quả pH tương ứng.
Cách kiểm soát pH trong ao nuôi tôm
Vào ban ngày, tảo hấp thụ CO2 để quang hợp nên pH tăng (cao nhất vào lúc mặt trời lặn) và ngược lại vào ban đêm, quá trình hô hấp thải CO2 nên pH giảm (thấp nhất lúc hừng đông).
Theo các chuyên gia, pH chịu phụ thuộc rất lớn vào quá trình quang hợp và hô hấp, nên để kiểm soát pH cần thông qua kiểm soát mật độ tảo trong ao nuôi. Chính vì thế, trong suốt vụ nuôi để tránh pH biến động quá nhiều, bà con nên bổ sung thêm
chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để duy trì chất lượng nước. Bên cạnh đó, việc kiểm soát pH còn nên gắn liền với kiểm soát độ kiềm.
Ngoài ra, do pH dao động bởi nhiều yếu tố như: thời tiết, thổ nhưỡng, tảo và vi sinh vật nên việc chuẩn bị ao nuôi thích hợp trước mỗi mùa vụ là điều quan trọng.
a) Cách tăng pH trong ao nuôi tôm
Khi trời mưa lớn kéo dài, lượng axit từ bờ ao bị rửa trôi xuống ao nuôi khiến pH trong ao giảm. Khi pH trong ao xuống thấp sẽ khiến tôm gặp tình trạng lột xác không hoàn toàn hoặc mềm vỏ. Do vậy, để tránh tình trạng pH trong ao tôm giảm đột ngột thì trước khi trời mưa bà con nên bón vôi Ca(OH)2 quanh bờ với liều lượng 10-20kg/m2 để tránh hiện tượng rửa trôi khiến pH giảm đột ngột.
Trong trường hợp muốn tăng pH, nên sử dụng 50-100kg vôi Ca(OH)2 hòa tan trong nước thật loãng rồi té khắp ao, sau đó kiểm tra pH để điều chỉnh liều lượng.
b) Cách hạ pH trong ao nuôi tôm
Muốn hạ pH trong ao tôm, bà con cần quan sát và kiểm soát mật độ tảo trong ao nuôi. Nếu lượng tảo phát triển quá lớn sẽ gây ảnh hưởng đến độ pH. Bên cạnh đó, những loài thân nổi có rễ như: rong, cỏ dại,… cũng góp phần khiến pH trong ao tăng đột ngột, vì thế bà con cũng nên diệt những thực vật “lợi ít hại nhiều” này.
Trong một số trường hợp pH trong ao tăng cao đạt mức >8.3 vào buổi sáng, bà con có thể sử dụng đường cát hoặc mật rỉ đường với liều lượng 0.3/1.000m2 và tạt đều khắp ao. Cách làm này rất hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, một số cách khác giúp hạ pH trong ao nuôi tôm như:
+ Chạy quạt nước với công suất tối đa 24/24 để đảm bảo cung cấp đủ oxy hòa tan cho ao;
+ Dùng phèn nhôm theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì để giảm độ pH của nước;
+ Duy trì độ trong nước thích hợp nhất đạt 30cm và không để độ trong xuống mức <25cm;
Như vậy, EcoClean vừa chia sẻ đến bà con những thông tin về vai trò của pH trong ao nuôi tôm, cũng như những cách quản lý pH hiệu quả trong suốt vụ nuôi. Tất nhiên, đó chỉ là những thông tin tham khảo và để có thể thực hiện một cách chính xác nhất bà con cần được những hỗ trợ chi tiết nhất từ các chuyên gia. Trong đó, khi cần được tư vấn về
chế phẩm sinh học xử lý ao nuôi bà con hãy liên hệ đến
Hotline: 0902 907 704 - 0906 675 062 để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Theo: EcoClean t/h.