Ngày nay, khi nuôi tôm sú bà con không chỉ quan tâm đến việc cải tạo ao nuôi tốt, chất lượng môi trường nuôi, đảm bảo bổ sung
chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản hợp lý, lựa chọn tôm giống khỏe mạnh, chế độ chăm sóc phù hợp,… mà việc lựa chọn đúng lịch thời vụ cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả nuôi tôm sú.
Nuôi thâm canh tăng vụ và cái giá phải trả
Như tiêu đề đã đề cập, nhiều bà con vẫn thắc mắc
vì sao nuôi tôm sú đạt hiệu quả thấp mặc dù nuôi nhiều vụ trong năm. Trên thực tế, có không ít bà con nuôi tôm sú thâm canh tăng vụ, thậm chí nhiều hộ nuôi đến 3 vụ trong năm và phải trả giá vì đạt hiệu quả thấp. Dẫn chứng cụ thể nhất là tại Khánh Hòa (Nha Trang), theo kết quả điều tra năm 1999 có đến 1.397 ha đìa nuôi tôm sú phải xổ đìa vì nhiễm bệnh, thiệt hại ước tính lên đến 21 tỷ đồng; năm 2002 có 2.850 ha đìa nuôi tốm sú phải sổ thiệt hại 79 tỷ đồng. Tính đến hiện nay, con số này đã tăng lên nhiều lần đồng nghĩa với việc hiệu quả nuôi tôm sú giảm sút.
Trong buổi hội thảo với bà con về vụ nuôi tôm năm nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét chung, bên cạnh những yếu tố tự nhiên như: thời tiết, biến đổi khí hậu, nhiệt độ,… ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tôm sú… thì một yếu tố khác cũng quan trọng không kém là lịch thời vụ.
Cụ thể, nếu bà con nuôi tôm sú không đúng thời vụ, tôm nuôi sẽ không chỉ chậm lớn, sức khỏe yếu, tiêu thụ thức ăn chậm, dễ mắc dịch bệnh,… mà còn gây ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường khiến dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.
Ý kiến từ chuyên gia
Bên cạnh đó, với mong muốn giúp bà con có cái nhìn đúng đắn hơn về lịch thời vụ nuôi tôm sú TS. Nguyễn Tác An - nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang cho biết “Từng thời điểm, nhiệt độ môi trường sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến chu trình phát triển của con tôm sú. Do vậy, muốn tôm sú phát triển nhanh ít dịch bệnh thì bà con cần lựa chọn đúng thời vụ!”. Bên cạnh đó TS. An cũng cho biết thêm nếu lựa chọn sai thời vụ hoặc nuôi nhiều vụ trong năm thì “không chỉ mức độ rủi ro cao và lượng chất thải sau nuôi trồng sẽ rất lớn”.
Còn theo bà Nguyễn Thị Liên - Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa đã chỉ ra một số dịch bệnh phổ biến khi lựa chọn vụ nuôi đúng lịch thời vụ như: bệnh đen mang, phân trắng, vàng mang, đóng rong, thân đỏ,… Hơn nữa, nếu nuôi vụ 3 thì đến khi thu hoạch sẽ vào mùa mưa, nếu vỡ đìa bà con sẽ thiệt hại rất lớn.
Một số lưu ý khác
Bên cạnh những ý kiến của các chuyên gia, ECOCLEAN cũng có một số lưu ý muốn chia sẻ với bà con khi nuôi sú như sau:
- Bà con không nên nuôi tôm sú vào những lúc thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, bởi quá trình phát triển của con tôm sú phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến thời tiết;
- Cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để được hỗ trợ lựa chọn thời điểm thích hợp để bắt đầu vụ nuôi;
- Học hỏi kinh nghiệm từ những bà con đi trước để rút kinh nghiệm cho bản thân;
Kết luận
Đó là một số chia sẻ mà ECOCLEAN muốn nhắn gửi đến bà con, việc lựa chọn thời vụ thích hợp không chỉ giúp tôm sú khỏe mạnh, phát triển nhanh mà còn hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.
Sau Tết, nhiều khu vực sẽ bước vào vụ nuôi tôm mới trong năm. Tuy nhiên, để tạo môi trường nuôi thích hợp và giảm thiểu tối đa những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm thì bên cạnh việc cải tạo ao nuôi hợp lý, khi thả tôm giống sau Tết bà con cần lưu ý những điều sau đây:
Việc nuôi kết hợp giữa cá rô phi và tôm sú giúp cải thiện chất lượng nước, giảm chất thải, giảm sử dụng các loại hóa chất,… có khả năng ngăn ngừa và hạn chế dịch bệnh trong ao nuôi, EMS,...
'Ao tôi rộng 3.000 m2 và sâu 1.4 m nuôi tôm sú. Một tháng trở lại đây ao nuôi xuất hiện hiện tượng nước ao nuôi màu xanh đọt chuối và có ván nổi trên mặt nước. Hiện tôi chưa biết ao nuôi đang gặp vấn đề gì và sử dụng thuốc nào để xử lý. Xin lưu ý thêm rằng tôm sú nuôi trong ao vẫn phát triển tốt. Vậy, mong chuyên gia xem xét và hướng dẫn tôi khắc phục hiện tượng kể trên. Xin chân thành cảm ơn!'
Không giống như các loài vật nuôi trên cạn, việc chuẩn đoán chính xác và chữa trị khi tôm sú mắc bệnh gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi bà con phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn.