Sau Tết, nhiều khu vực sẽ bước vào vụ nuôi tôm mới trong năm. Tuy nhiên, để tạo môi trường nuôi thích hợp và giảm thiểu tối đa những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm thì bên cạnh việc cải tạo ao nuôi hợp lý,
khi thả tôm giống sau Tết bà con cần lưu ý những điều sau đây:
#1: Chọn giống và thả giống
“Chọn tôm giống khỏe mạnh, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng” luôn là khuyến cáo hàng đầu của các chuyên gia. Trước đây, đã có không ít bà con lâm vào tình trạng “khủng hoảng” do chọn mua tôm giống không rõ nguồn gốc, trôi nổi,…
Ngoài ra, đối với người nuôi tôm sú thì nên chọn cỡ từ P15-P20, nuôi tôm thẻ chân trắng thì nên chọn cỡ từ P12 trở lên. Và quan trọng tôm phải đồng kích cỡ, không dị tật, khỏe mạnh.
Chọn tôm giống khỏe mạnh, không dị tật, đồng kích cỡ. Ảnh minh họa.
Khi thả tôm giống, bà con cần lưu ý:
a) Mật độ thả:
Đối với người nuôi tôm sú, mật độ thả thích hợp khi nuôi thâm canh là 15-20 con/m2 và nuôi bán thâm canh là 8-14 con/m2. Ngược lại, khi nuôi tôm thẻ chân trắng thì mật độ thả tùy thuộc vào điều kiện của người nuôi, cụ thể 60-80 con/m2 đối với những bà con có kinh nghiệm và đủ điều kiện, 30-60 con đối với những bà con mới chuyển đổi.
b) Cách thả tôm giống:
Trước khi thả tôm giống, các chuyên gia khuyên bà con cần kiểm tra và so sánh các chỉ số môi trường (pH, oxy, độ mặn,…) giữa trại giống và ao nuôi để kịp thời điều chỉnh, xử lý nhằm tránh gây sốc cho tôm. Các hộ nằm trong khu vực nuôi nên tập trung thả giống từ 3-4 ngày, mỗi ao nuôi cần thả đủ số lượng tôm giống trong một lần.
Trước khi thả giống, bà con cần lưu ý đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao phải đạt yêu cầu ( > 4 mg/l đối với tôm sú, > 6 mg/l đối với tôm thẻ chân trắng) bằng cách khởi động hệ thống quạt nước. Thời điểm thích hợp để thả tôm là vào sáng sớm hoặc lúc chiều mát, thả tôm ở đầu hướng gió để tôm dễ dàng phân tán khắp ao. Tuyệt đối không nên thả tôm lúc trời mưa hoặc vào lúc trưa nắng, vì lúc này môi trường biến động tiềm ẩn nguy cơ gây
bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng.
#2: Sử dụng chế phẩm vi sinh
Không thể phủ nhận các
chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản luôn giữ vai trò quan trọng trong suốt vụ nuôi. Bên cạnh xử lý các tạp chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước, đáy ao nuôi,… hạn chế phát sinh khí độc nguy hại,… những chế phẩm này còn góp phần giúp tôm nuôi khỏe mạnh, phát triển nhanh.
Một dẫn chứng cụ thể nhất là chế phẩm vi sinh ECOCLEANTM AM có khả năng xử lý triệt để các khí độc nguy hiểm như: NH3, NO2, H2S - được nhiều bà con ví là “sát thủ thầm lặng” trong ao nuôi tôm. Do vậy, bà con cũng cần lưu ý lựa chọn và sử dụng các chế phẩm vi sinh hợp lý. Khi cần tư vấn về các chế phẩm vi sinh, bà con có thể liên hệ ngay Hotline: 0902 907 704 - 0906 675 062 để được hỗ trợ nhanh chóng!
Chế phẩm vi sinh xử lý khí độc trong ao nuôi tôm EcoCleanTM AM. Photo by EcoClean.
#3: Quản lý môi trường ao nuôi
Đây được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng trong suốt vụ nuôi. Để tôm phát triển khỏe mạnh và phòng tránh dịch bệnh thì việc quản lý môi trường ao nuôi là điều bà con cần thực hiện thường xuyên, định kỳ. Bên cạnh việc theo dõi các thông tin về dịch bệnh trong khu vực, cần kiểm tra các chỉ số môi trường trong ao nuôi,… để kịp thời có biện pháp phòng chữa bệnh, xử lý tảo độc kịp thời,…
Mặt khác, nhiều bà con thường cấp nước vào ao nuôi trực tiếp từ sông, suối,… tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh, do vậy, các chuyên gia khuyên bà con khi nuôi tôm nên có ao lắng để có thể chủ động nguồn nước cấp vào ao nuôi. Bên cạnh đó, nên hạn chế lấy nước vào ao nuôi, chỉ nên thay nước khi cần điều chỉnh các yếu tố môi trường và nước được cấp vào ao nuôi phải qua xử lý trước đó.
Kết luận
Một vụ nuôi mới lại bắt đầu, và trên đây là những điều cần lưu ý mà ECOCLEAN muốn chia sẻ đến bà con để có được một vụ mùa thành công. Các kiến thức về nuôi trồng thủy sản sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.
[Tham khảo] QUẢN LÝ THỨC ĂN KHI NUÔI TÔM
Cho tôm ăn đúng quy tắc và liều lượng thích hợp là vô cùng quan trọng đối với tôm nuôi, nhất là với tôm mới thả.
Khi mà ngành nuôi tôm ngày càng phát triển, thành công nhiều nhưng thất bại cũng không ít. Trong khi nhiều bà con nuôi tôm đúng vụ vẫn “phập phồng” vì dịch bệnh, vậy mà các ao nuôi ông Bùi Ngọc Liêm (Quảng Ninh) vẫn luôn trúng mùa, được giá, năng suất ổn định dù ông lựa chọn nuôi vào thời điểm trái vụ.
Trong ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, tảo là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên và giữ vai trò như hệ thống lọc sinh học vô cùng quan trọng giúp ổn định các thông số môi trường. Đó là lý do vì sao bất kỳ người nuôi nào cũng cần phải gây màu nước và giữ màu nước ổn định.
Khi nuôi tôm, việc xác định đúng tình trạng sức khỏe của tôm là rất quan trọng và đưa ra hướng xử lý kịp thời. Do vậy, trong bài viết này ECOCLEAN muốn chia sẻ đến bà con một số phương pháp chuẩn đoán nhanh sức khỏe tôm ngay tại ao. Mặc dù chuẩn đoán theo những phương pháp này có độ chính xác chỉ ở mức tương đối nhưng bà con vẫn có thể kịp thời xử lý ban đầu khi tôm có dấu hiệu bất thường.