Cho tôm ăn đúng quy tắc và liều lượng thích hợp là vô cùng quan trọng đối với tôm nuôi, nhất là với tôm mới thả. Nếu không tuân thủ quy tắc, hoặc cho tôm ăn quá nhiều sẽ khiến ao nuôi tích tụ nhiều chất cơ, dễ bùng phát dịch bệnh,... ngược lại cho ăn quá ít sẽ khiến tôm chậm phát triển và thiếu sức đề kháng. Vậy,
đối với tôm mới thả bà con cần lưu ý điều gì khi cho ăn?
1) Chọn thức ăn phù hợp
Lựa chọn thức ăn phù hợp và có chất lượng là việc làm vô cùng quan trọng, góp phần giúp tôm phát triển thuận lợi. Theo những nông dân nuôi tôm lâu năm, thức ăn cho tôm nuôi chủ yếu được phân thành:
# Thức ăn tự nhiên:
Là những thức ăn có sẵn trong ao nuôi, bao gồm các phiêu sinh vật (động vật và thực vật phù du), vi sinh vật, mùn bã hữu cơ, các thực vật,… sống trong nước. Thông thường, một trong nhưng mục đích chính của việc gây màu nước trước khi thả tôm vài ngày chính là tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi. Ngoài ra, nhiều bà con còn sử dụng các
chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để bổ sung thêm các tế bào vi sinh có lợi cung cấp cho hệ tiêu hóa của tôm.
# Thức ăn tự chế:
Bao gồm các nguyên liệu có sẵn như: ốc, cá tạp, bột cá, phụ phẩm nông nghiệp,… được người nuôi sàng lọc chế biến thành thức ăn cho tôm.
# Thức ăn công nghiệp:
Hiện nay trên trên thị trường có rất nhiều, được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất.
Trong 3 loại thức ăn kể trên, các chuyên gia khuyến cáo bà con nên sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp đối với tôm mới thả. Nguyên nhân vì:
- Thứ nhất, mặc dù việc gây màu nước sẽ cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi, song, trong giai đoạn đầu khi mới thả nuôi rất khó ổn định màu nước, nên nguồn thức ăn tự nhiên thấp không đủ cung cấp cho tôm;
- Thứ hai, các loại thức ăn tự chế đặc biệt là khi sử dụng ở dạng tươi sống có thể gây ô nhiễm môi trường, độ đạm không đủ gây khó khăn trong việc điều chỉnh liều lượng, dẫn đến thừa hoặc thiếu thức ăn. Nhiều chuyên gia khuyên bà con khi tôm còn ở giai đoạn mới thả không nên sử dụng thịt giáp xác, cá băm nhỏ trộn thức ăn để kích thích tôm bắt mồi, vì đây có thể là nguyên nhân truyền bệnh cho tôm;
2) Tuân thủ đúng quy tắc cho ăn
Việc cho ăn đúng quy tắc là vô cùng quan trọng đối với tôm mới thả, đó là các quy tắc chung về:
# Giai đoạn thả nuôi:
- Đối với tôm mới thả nuôi từ 7-10 ngày, tốt nhất nên cho tôm ăn ở dạng bột mịn. Khi cho ăn, cần tắt quạt nước và trộn thức ăn với nước rồi tạt xuống ao, nên cho tôm ăn cách bờ 2-4m.
- Đối với tôm thả nuôi sau 10 ngày, nên cho tôm ăn thức ăn dạng hạt nhỏ để tôm làm quen và dễ dàng kiểm tra lượng thức ăn dư thừa. Thức ăn được cho vào sàng và đặt cách quạt nước 12-15cm, cứ mỗi 1.600-2000 m2 đặt một sàng, không đặt sàng ở góc ao.
- Đối với tôm thả nuôi sau 15 ngày, bên cạnh thức ăn thông thường, bà con có thể bổ sung thêm các Vitamin, khoáng chất,
chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tăng cường sức đề kháng và khả năng sống cho tôm.
# Liều lượng thức ăn:
- Đối với tôm sú, ngày đầu tiên sau khi thả giống cho ăn với liều lượng 1,2-1,5 kg/100.000 con giống, cứ 2 ngày tăng 0,2-0,3 kg/100.000 con giống;
- Đối với tôm thẻ chân trắng, ngày đầu tiên cho 2,8-3 kg/100.000 con giống. Trong 10 ngày đầu tiên, mỗi ngày tăng 0,4 kg/100.000 con giống. Trong 10 ngày tiếp theo, mỗi ngày tăng 0,5 kg/100.000 con giống;
# Mật độ cho ăn:
Tôm mới thả có thể cho ăn từ 5-6 bữa/ngày, khi tôm được 30 ngày tuôi nên cho tôm ăn 4 bữa/ngày để tôm ăn mồi và tiêu hóa tốt hơn. Bà con cần lưu ý, liều lượng thức ăn có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh tùy thuộc điều kiện ao nuôi, các yếu tố môi trường: chất lượng nước, thời tiết, pH,…
Lời kết
Vụ tôm mới đã đến, nhiều bà con đã bắt đầu thả tôm. Hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ có thêm kiến thức cho ăn đối với tôm nuôi mới thả. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h - Trích: Huyền Linh.
Trong ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, tảo là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên và giữ vai trò như hệ thống lọc sinh học vô cùng quan trọng giúp ổn định các thông số môi trường. Đó là lý do vì sao bất kỳ người nuôi nào cũng cần phải gây màu nước và giữ màu nước ổn định.
Khi nuôi tôm, việc xác định đúng tình trạng sức khỏe của tôm là rất quan trọng và đưa ra hướng xử lý kịp thời. Do vậy, trong bài viết này ECOCLEAN muốn chia sẻ đến bà con một số phương pháp chuẩn đoán nhanh sức khỏe tôm ngay tại ao. Mặc dù chuẩn đoán theo những phương pháp này có độ chính xác chỉ ở mức tương đối nhưng bà con vẫn có thể kịp thời xử lý ban đầu khi tôm có dấu hiệu bất thường.
'Ao tôi rộng 3.000 m2 và sâu 1.4 m nuôi tôm sú. Một tháng trở lại đây ao nuôi xuất hiện hiện tượng nước ao nuôi màu xanh đọt chuối và có ván nổi trên mặt nước. Hiện tôi chưa biết ao nuôi đang gặp vấn đề gì và sử dụng thuốc nào để xử lý. Xin lưu ý thêm rằng tôm sú nuôi trong ao vẫn phát triển tốt. Vậy, mong chuyên gia xem xét và hướng dẫn tôi khắc phục hiện tượng kể trên. Xin chân thành cảm ơn!'
Ngày nay, khi nuôi tôm sú bà con không chỉ quan tâm đến việc cải tạo ao nuôi tốt, chất lượng môi trường nuôi, đảm bảo bổ sung chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản hợp lý, chế độ chăm sóc phù hợp,… mà việc lựa chọn đúng lịch thời vụ cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả nuôi tôm sú.