Khi mà ngành nuôi tôm ngày càng phát triển, thành công nhiều nhưng thất bại cũng không ít. Trong khi nhiều bà con nuôi tôm đúng vụ vẫn “phập phồng” vì dịch bệnh, vậy mà các ao nuôi ông Bùi Ngọc Liêm (Quảng Ninh) vẫn luôn trúng mùa, được giá, năng suất ổn định dù ông lựa chọn nuôi vào thời điểm trái vụ.
 
Dưới đây là một số kinh nghiệm nuôi tôm vụ nghịch của ông Liêm được chúng tôi tổng hợp lại, mời bà con cùng theo dõi!
 
kinh-nghiem-nuoi-tom-vu-nghich-van-kiem-vai-ty-moi-nam 1
Tôm nuôi của ông Liêm luôn đạt năng suất cao. Photo by Internet.

Nắm vững kỹ thuật, cầm chắc thành công

Bùi Ngọc Liêm từ lâu đã là cái tên khá quen thuộc không chỉ bà con nuôi tôm ở Quảng Ninh mà cả nước biết đến thông qua các chương trình hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm. Với hơn 10 năm trong nghề, hầu hết các vụ nuôi của ông Liêm đều thành công, tên tuổi của ông cũng bắt nguồn từ đó.
 
Vài năm trở lại đây, các vụ nuôi của ông Liêm đều trúng lớn. Đặc biệt, khi mà việc nuôi tôm vụ nghịch với nhiều bà con khu vực phía Bắc còn rất khó khăn thì với ông Liêm, đây lại là vụ nuôi chính và là nguồn thu nhập chính của ông. Chia sẻ về vụ tôm đông năm 2017, ông cho biết: “Tôi mới thả tôm vào cuối tháng 2/2018, thời điểm này hơi muộn hơn so với mọi năm nhưng những kỹ thuật nuôi trong nhà kín vẫn được tuân thủ nghiêm ngặt, điều đó đảm bảo cho sự thắng lợi chắc chắn của vụ nuôi…”.
 
Bên cạnh đó, ông Liêm còn nhấn mạnh rằng: “Cần chọn con giống tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; Ao nuôi phải được thiết kế đúng kỹ thuật, đặc biệt phần tạo đáy ao phải có độ dốc lòng chảo, trên nền địa chất không đảm bảo như: cát, đất,… thì phải trải bạt, xây bê tông, trong suốt quá trình nuôi phải sử dụng đủ quạt tạo khí, càng về cuối vụ phải tăng cường quạt khí hơn; Chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản của những thương hiệu uy tín, được kiểm tra nguồn gốc, đồng thời tăng cường sử dụng các diệt tạp diệt khuẩn,… để tạo môi trường thuận lợi nhất khi thả tôm”.
 
kinh-nghiem-nuoi-tom-vu-nghich-van-kiem-vai-ty-moi-nam 2
Theo ông Liêm, nhiệt độ trong nhà kín bao phủ và môi trường tự nhiên là rất lớn. Photo by Internet.
 
Thành công từ những vụ nuôi trước đó càng tạo thêm sự tự tin để ông Liêm mạnh dạn đầu tư công nghệ và liên tục mở rộng quy mô đầu tư. Toàn bộ các ao nuôi đều được áp dụng phương pháp tuần hoàn nước, tách loại bỏ chất thải và hệ thống cảnh báo, quan trắc môi trường. Với công nghệ mới này, các ao nuôi không cần phải thay nước trong khoảng 3-5 năm và có thể nuôi từ 3-4 vụ/năm, quan trọng tình hình dịch bệnh được kiểm soát triệt để.
 
Theo tính toán của ông Liêm, vào thời điểm đầu năm 2017 dù thời điểm xuất bán giá tôm vẫn chưa cao (172.000/kg) nhưng mức lãi suất sau khi trừ chi phí vẫn đạt ổn định với phần lãi sau khi trừ các chi phí là 4,3 tỷ đồng. Còn ở vụ đông đầu năm 2018, với mức đầu tư thả nuôi 3 triệu con giống ông dự tính phần lãi có thể thu về là 7 tỷ đồng.

Thả nuôi đúng thời điểm

Theo ông Liêm, nuôi tôm vụ đông được chia thành 2 giai đoạn: Khi tôm còn nhỏ cần được nuôi trong nhà bạc trong khoảng từ 1-1,5 tháng (giai đoạn 1); Khi tôm lớn hơn sẽ đưa ra môi trường ao nuôi và nuôi tiếp trong vòng 1,5 tháng (giai đoạn 2). Như vậy, mỗi vụ nuôi sẽ kéo dài khoảng 3 tháng, khi thu hoạch cho năng suất từ 10-17 tấn/ha, tôm đồng đều và đạt size 50-60 con/kg. Hiệu quả gấp 5-7 lần so với nuôi theo hình thức thâm canh.
 
kinh-nghiem-nuoi-tom-vu-nghich-van-kiem-vai-ty-moi-nam 3
Ông Liêm đã được cấp giấy chứng nhận nuôi tôm đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP. Photo by Internet.
 
Ông Liêm cho rằng, nuôi tôm vụ đông quan trọng nhất là chọn thời điểm thả nuôi thích hợp, tuyệt đối không thả nuôi lúc nhiệt độ xuống quá thấp vì trời quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của tôm. Giải thích cho vấn đề này, ông nói thêm: “nuôi tôm vụ đông dù đã có nhà kín bao phủ, nhiệt độ giữa nhà nuôi và bên ngoài chênh lệch rất lớn” do vậy việc thả tôm nuôi ở giai đoạn 2 sẽ khắc phục được tình trạng con giống nhỏ, yếu, chưa thích nghi với môi trường nuôi,… dẫn đến hao hụt cao.
 
Bên cạnh đó, việc nuôi tôm thành 2 giai đoạn còn giúp giảm thiểu lượng thức ăn dư thừa, phân thải,… giúp ngăn ngừa dịch bệnh gây hại cho tôm.
 
Hiện nay, ông Liêm là một trong số những hộ nuôi tôm tại Móng Cái đã được cấp giấy chứng nhận nuôi tôm đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP. Toàn bộ quy trình nuôi tôm tại gia đình ông đều đảm bảo các tiêu chí theo quy định về an toàn.
 
Theo: Tiến Thành - EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: kinh nghiệm nuôi tôm , nuôi tôm vụ nghịch , nghề nuôi tôm , nuôi trồng thủy sản

Bài viết cùng chuyên mục

Đối với tôm mới thả, khi cho ăn cần lưu ý điều gì?
Cho tôm ăn đúng quy tắc và liều lượng thích hợp là vô cùng quan trọng đối với tôm nuôi, nhất là với tôm mới thả.
Những điều cần lưu ý khi thả tôm giống sau Tết
Sau Tết, nhiều khu vực sẽ bước vào vụ nuôi tôm mới trong năm. Tuy nhiên, để tạo môi trường nuôi thích hợp và giảm thiểu tối đa những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm thì bên cạnh việc cải tạo ao nuôi hợp lý, khi thả tôm giống sau Tết bà con cần lưu ý những điều sau đây:
Vai trò của tảo trong nuôi trồng thủy sản và cách gây màu nước trong ao nuôi tôm
Trong ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, tảo là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên và giữ vai trò như hệ thống lọc sinh học vô cùng quan trọng giúp ổn định các thông số môi trường. Đó là lý do vì sao bất kỳ người nuôi nào cũng cần phải gây màu nước và giữ màu nước ổn định.
Một số phương pháp chuẩn đoán tình trạng sức khỏe của tôm nhanh tại ao
Khi nuôi tôm, việc xác định đúng tình trạng sức khỏe của tôm là rất quan trọng và đưa ra hướng xử lý kịp thời. Do vậy, trong bài viết này ECOCLEAN muốn chia sẻ đến bà con một số phương pháp chuẩn đoán nhanh sức khỏe tôm ngay tại ao. Mặc dù chuẩn đoán theo những phương pháp này có độ chính xác chỉ ở mức tương đối nhưng bà con vẫn có thể kịp thời xử lý ban đầu khi tôm có dấu hiệu bất thường.