Bệnh đốm trắng (WSD: white spot disease) được xác định là vô cùng nguy hiểm, tôm mắc bệnh này có thể chết hàng loạt đến 100% chỉ trong khoảng 3-10 ngày, gây thiệt hại nặng nề cho vụ nuôi. Do vậy, các biện pháp phòng bệnh và chuẩn đoán bệnh là vô cùng quan trọng giúp người nuôi có thể xử lý kịp thời.
 
Trong chuyên mục Bệnh thường gặp trong NTTS kỳ này, ECOCLEAN xin được chia sẻ đến bà con những kiến thức cơ bản nhất trong việc chuẩn đoán cũng như các phương pháp phòng bệnh đốm trắng trên tôm hiệu quả nhất, mời bà con cùng theo dõi!

Sơ lược về bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng là một mầm bệnh vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nuôi tôm ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng đều sẽ chết nhanh chỉ sau khi nhiễm bệnh từ 3-10 ngày.
 
Điều đáng nói là mầm bệnh có khả năng lây lan cho tôm khỏe chỉ trong vài phút, quan trọng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh đốm trắng trên tôm. Chính vì thế, việc chuẩn đoán và phòng bệnh là giải pháp duy nhất giúp hạn chế thiệt hại do bệnh đốm trắng gây ra.
 
benh-dom-trang-tren-tom-va-cach-phong-tri-benh-hieu-qua 1
Bệnh đốm trắng trên tôm. Ảnh minh họa.

Các biện pháp chuẩn đoán bệnh đốm trắng trên tôm

Thông thường, bệnh đốm trắng được xác định là do: virus (WSSV) - vi khuẩn (BWSS) - môi trường sống. Cả 3 trường hợp trên đều có các biểu hiện bên ngoài tương đối giống nhau. Tuy nhiên, bà con vẫn có thể dựa theo từng dấu hiệu dưới đây để chuẩn đoán bệnh, như:

# Tôm bị nhiễm bệnh do virus (WSSV):

Các đốm trắng kích thước từ 0.5-2 mm xuất hiện bên trong vỏ quanh khu vực vỏ giáp đầu, đốt bụng thứ 5,6 và sau đó lây lan khắp toàn thân. Khi mắc bệnh, tôm sẽ hoạt động yếu, bơi lờ đờ hoặc dạt vào bờ, ăn nhiều sau đó bỏ ăn, đôi khi còn xuất hiện thêm dấu hiệu đỏ thân. Tôm bệnh sẽ chết sau 3-10 ngày xuất hiện đốm trắng.

# Tôm bị nhiễm bệnh do vi khuẩn (BWSS):

Tôm mới nhiễm bệnh vẫn ăn mồi và lột vỏ. Nếu bệnh nhẹ sau khi lột vỏ các đốm trắng sẽ mất đi, ngược lại khi bệnh nặng tôm sẽ chậm lột vỏ và chậm lớn, xuất hiện tôm chết rải rác. Nhìn chung, tôm bị bệnh đốm trắng do vi khuẩn chậm lớn nhưng không gây thiệt hại đáng kể.

# Tôm bị nhiễm bệnh do môi trường:

Trong thực tế, việc biến động môi trường cũng có thể khiến tôm nuôi bị nhiễm bệnh. Dấu hiệu dễ thấy nhất là các đốm trắng xuất hiện ở vở đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng nhưng tôm vẫn khỏe mạnh. Tôm bị nhiễm bệnh do môi trường vẫn hoạt động bình thường, không có dấu hiệu tấp bờ. Tuy nhiên, chu kỳ lột xác sẽ kéo dài hơn bình thường và tôm chậm sinh trưởng.
 
benh-dom-trang-tren-tom-va-cach-phong-tri-benh-hieu-qua 2
Cách phòng bệnh đốm trắng trên tôm. Ảnh minh họa.

Phòng bệnh đốm trắng trên tôm hiệu quả

Đối với cả tôm thẻ chân trắng lẫn tôm sú, phòng bệnh đốm trắng là việc làm cần thiết nhất. Bà con có thể áp dụng cách phòng bệnh sau đây:

# Chuẩn bị ao nuôi thật kỹ trước khi thả giống:

Đây là một công việc vô cùng quan trọng. Virus lây lan bệnh đốm trắng có thể lây lan từ các loài giáp xác bên ngoài hoặc ngay tại ao nuôi. Chính vì thế, việc quan trọng đầu tiên là bà con nên diệt tất cả các mầm bệnh bằng vôi hoặc hóa chất, đồng thời rào lưới ngăn chim hoặc các loài giáp xác bên ngoài vào ao nuôi;
 
Xử lý bùn đáy ao nuôi tôm bằng cách vét sạch bùn đáy ao, sau đó tiến hành rải vôi và phơi ao 5-7 ngày. Sau đó cấp nước vào ao nuôi qua màn lọc để ngăn trứng hoặc ấu trùng của các loài giáp xác, cá tạp nhiễm bệnh vào ao nuôi;
 
Tiến hành diệt khuẩn ao nuôi để loại bỏ mầm bệnh, dùng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để gây màu nước ao nuôi;

# Chọn tôm giống khỏe mạnh:

Lựa chọn những con tôm giống khỏe mạnh, chất lượng, không mang trong mình mầm bệnh đốm trắng là cực kỳ quan trọng. Các chuyên gia luôn khuyến cáo bà con chỉ nên lựa chọn mua tôm giống của những nhà cung cấp uy tín và có kinh nghiệm. Không mua tôm giống trôi nổi, kém chất lượng. Khi cần thiết có thể thực hiện xét nghiệm PCR để kiểm tra tình trạng của tôm giống.

# Đảm bảo môi trường nuôi ổn định:

Môi trường nuôi biến động cũng là một nguyên nhân khiến tôm nuôi bị nhiễm bệnh đốm trắng. Do vậy, bà con cần lưu ý đảm bảo môi trường ao nuôi luôn ổn định, ví dụ: ở tôm thẻ chân trắng khi duy trì nhiệt độ ở mức 31-33oC sẽ giảm tối đa dịch bệnh bùng phát.

# Sử dụng chế phẩm vi sinh:

Trong suốt vụ nuôi, bà con nên thường xuyên định kỳ sử dụng các men vi sinh ECOCLEANTM để xử lý các tạp chất hữu cơ tích tụ trong ao nuôi, nhất là vi sinh xử lý khí độc ECOCLEAN AM để hạn chế H2S, NO2, NH3 trong ao nuôi tôm bùng phát. Nếu phát hiện tôm bị bệnh đốm trắng thì cần cách ly ngay, nếu tôm đạt cỡ thương phẩm thì nên thu hoạch sớm để tránh thiệt hại.
 
 
Hy vọng bài viết ngắn trên đây phần nào giúp ích cho bà con trong vụ nuôi của mình. Một lần nữa ECOCLEAN và những người làm chương trình xin cảm ơn bà con đã dành thời gian theo dõi. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 

Bài viết cùng chuyên mục

Giải pháp phòng bệnh hoại tử gan tụy và bệnh đốm trắng trong nuôi tôm
Theo ước tính, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có khoảng 20,4% diện tích nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh. Trong đó, hoại tử gan tụy và đốm trắng là hai dịch bệnh gây thiệt hại lớn nhất.
Chuẩn đoán và điều trị các bệnh phổ biến trên tôm nuôi - Phần 1
Bên cạnh việc mở rộng quy mô sản xuất, mật độ thâm canh hóa ngày càng cao, biến đổi khí hậu,… là những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho tôm.