Tôm sú (tôm nước lợ) là đối tượng thủy sản chủ đạo của ngành nuôi trồng thủy sản nước ta, mang đến nguồn thu nhập cao cho nhiều bà con khu vực ven biển ĐBSCL. Hiện nay, diện tích nuôi tôm sú ở nước ta ước đạt gần 577.843 ha với nhiều mô hình nuôi khác nhau, phổ biến như: nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến.
Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường đang ngày càng diễn biến phức tạp khiến tình trạng dịch bệnh bùng phát thường xuyên trong các ao nuôi tôm sú, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Bên cạnh các dịch bệnh nguy hiểm do virus hay các bệnh liên quan đến gan tụy thì các bệnh gây ra bởi các vi sinh vật cũng gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Trong đó, đóng rong là một bệnh phổ biến và dễ gặp khi nuôi tôm sú. Vậy,
bệnh đóng rong trên tôm sú là gì và cách phòng trị như thế nào? EcoClean xin mời bà con cùng theo dõi bài viết sau đây!
Bệnh đóng rong trên tôm sú là gì?
Bệnh đóng rong trên tôm sú là một bệnh gây ra bởi các vi khuẩn dạng sợi, tảo bám, động vật nguyên sinh,… thường xảy ra ở những cá thể tôm yếu và những ao nuôi có rong tảo phát triển nhiều, đáy ao bẩn,... Theo các chuyên gia, bệnh đóng rong xảy ra do sự phát triển của các sinh vật bám và sự tích tụ chất vô cơ trên bề mặt thân tôm. Khi tôm yếu hoặc lột xác không bình thường, các chất bẩn và vi khuẩn sẽ bám vào vỏ tôm.
Nguyên nhân khiến tôm bị suy yếu là do ao nuôi kém chất lượng, các chất hữu cơ tích tụ ngày càng nhiều trong ao thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh đóng rong như: động vật nguyên sinh, động vật chân tơ, tảo, vi khuẩn dạng sợi,…
Ảnh minh họa
Những dấu hiệu nhận biết tôm sú bị bệnh đóng rong
Bệnh đóng rong trên tôm sú có nhiều biểu hiện khác nhau tùy vào loài sinh vật sống bám và các chất bẩn bám trên cơ thể tôm. Trong đó, bệnh thường xuất hiện ở các vị trí:
- Vỏ tôm: Khi các vi sinh vật và tảo bám lên bề mặt sẽ khiến phần vỏ tôm trơn giống như được phủ một lớp nhớt bên ngoài. Quan sát lớp vỏ thường thấy có màu xanh của tảo hoặc màu đen khói đèn, màu xám bùn;
- Mang tôm: Khi mang tôm bị đóng rong thường đổi màu, thậm chí bị đen mang;
Nhìn chung, tôm sú bị mắc bệnh đóng rong rất dễ nhận biết. Khi bệnh, tôm sẽ bỏ ăn và ít di chuyển hoặc tắp bờ. Khi bệnh nặng, lớp vỏ tôm sẽ bị phá hủy tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể tôm gây chết hàng loạt.
Cách phòng và trị bệnh đóng rong trên tôm sú
Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tôm sú có thể khỏe mạnh trở lại và phát triển bình thường. Tuy nhiên, bà con nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh trước khi xảy ra để tránh hao hụt, ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.
a) Phòng bệnh đóng rong trên tôm sú
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đóng rong chính là các vi sinh vật kể trên. Chính vì thế, để phòng bệnh hiệu quả thì trước tiên bà con cần cải tạp chất lượng nước đạt yêu cầu. Sử dụng chế phẩm EcoClean AQUA để kiểm soát sự phát triển của tảo và các vi sinh vật gây bệnh, kết hợp bổ sung đầy đủ khoáng chất và oxy hòa tan giúp tôm lột xác dễ dàng hơn. Quản lý chất lượng nước ao nuôi tốt là yếu tố tiên quyết giúp tôm phát triển khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, khẩu phần ăn của tôm phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để kích thích tôm hoạt động và lột xác thường xuyên.
b) Cách điều trị bệnh đóng rong trên tôm sú
Nếu phát hiện bệnh chậm, bà con cần sử dụng một số hóa chất chuyên dụng để việc điều trị đạt hiệu quả. Chẳng hạn như:
- Dùng formalin: đây là loại thuốc có tác dụng diệt vi sinh vật bám trên vỏ tôm rất hiệu quả. Liều dùng khoảng 25-30ml/m3 nước ao nuôi. Nên sử dụng vào ban ngày và sục khí liên tục trong suốt thời gian xử lý.
- Dùng BKS 80 với liều tham khảo 0,8ml/m3 nước ao nuôi. Cần sử dụng đúng liều lượng của nhà cung cấp để đạt hiệu quả cao nhất.
- Sử dụng các chế phẩm
vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy các chất hữu cơ tích tụ dưới lớp đáy, qua đó cải thiện chất lượng ao nuôi.
Vi sinh xử lý đáy ao EcoClean Sludge Reducer của Mỹ. Ảnh sản phẩm
Như vậy, EcoClean vừa chia sẻ đến bà con một số kiến thức về bệnh đóng rong trên tôm sú cũng như cách phòng trị hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này bà con sẽ quản lý và phòng bệnh cho tôm tốt hơn. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.
Bên cạnh những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến gan tụy, thì bệnh đóng rong ở tôm sú cũng gây thiệt hại đáng kể đến năng suất của vụ nuôi.