Ốc đinh là loài ốc phổ biến được tìm thấy trong các ao nuôi tôm. Với kinh nghiệm nuôi tôm đã nhiều năm, lão nông Thạch Tẹn (H. Mỹ Tú, Sóc Trăng) cho biết: “Sự phát triển của ốc đinh có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi. Do đó, người nuôi thường phải diệt ốc đinh khi thấy dấu hiệu phát triển của chúng”. Vậy, ốc đinh gây hại như thế nào? Cách diệt ốc đinh trong ao nuôi tôm như thế nào hiệu quả?... Trong bài viết này, ECOCLEAN xin bật mí với bà con về vấn đề này!

Ốc đinh gây hại như thế nào trong ao nuôi tôm?

cach-diet-oc-dinh-trong-ao-nuoi-tom-hieu-qua 1
 
Với bà con nuôi tôm, ốc đinh không phải là loài gây hại quá xa lạ. Chúng thường xuất hiện trong các ao tôm và gây hại tùy theo mật độ khác nhau. Khi xuất hiện trong ao với mật độ thấp, chúng hầu như không gây hại đến tôm nuôi. Ngược lại, khi xuất hiện với mật độ cao chúng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước ao và tôm, thậm chí khiến tôm nuôi chậm lớn và giảm năng suất. Cụ thể:
 
- Ốc đinh cạnh tranh thức ăn khiến tôm nuôi bị thiếu ăn, chậm lớn, sức đề kháng yếu,…;
 
- Ốc đinh sử dụng một lượng lớn canxi trong nước để tạo vỏ khiến độ kiềm trong nước giảm mạnh và độ pH bị dao động. Điều này kéo dài sẽ khiến tôm bị mềm vỏ và khó lột xác tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công;
 
- Sự xuất hiện của ốc đinh có khả năng lây truyền hội chứng chết sớm hoặc hội chứng gay tụy cấp tính cho tôm. Mặc dù chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh vấn đề này, song, nhiều quan sát gần đây cho thấy nhiều ao nuôi gặp tình trạng kể trên đều có sự xuất hiện của ốc đinh.

Cách diệt ốc đinh trong ao nuôi tôm

Hiện nay việc diệt trừ ốc đinh là tương đối gặp nhiều khó khăn và vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để, cả việc sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản hay hóa chất đều không mang lại hiệu quả bởi giữa tôm và ốc đinh có nhiều mối “liên hệ” nên khi diệt ốc đinh cũng sẽ khiến tôm bị tiêu diệt hoặc ảnh hưởng không nhỏ. Do vậy, cách phòng ốc đinh hiệu quả nhất vẫn là bắt thủ công.

Cách bắt ốc đinh thủ công

- Cào ốc: Thả mồi nhử để ốc đinh lên bờ ao, sau đó dùng cào để bắt ốc đinh. Chú ý không nên cào ốc ở phần đáy vì điều này sẽ khiến các chất độc tích tụ dưới đáy hòa tan vào nước gây nguy hiểm cho tôm nuôi.
 
- Dùng vó: Cho thức ăn vào vó và chờ ốc đinh bò vào ăn, vớt lên và bắt dần đi.
 
- Dùng nan: Đặt các tấm nan tre xuống ao nuôi, ốc đinh rất thích bám vào. Mỗi ngày kéo các tấm nan lên và bắt ốc đi.
 
Bên cạnh đó, ốc đinh dễ xuất hiện ở những ao nuôi không được cải tạo kỹ trước vụ nuôi. Nhờ khả năng vùi mình trong bùn đất giúp chúng “ẩn náo” trong thời gian dài và phát triển mạnh trở lại khi nước được cấp vào ao nuôi. Vậy nên, bà con cần lưu ý cải tạo ao nuôi, sên vét lớp bùn đáy và phơi ao thật kỹ trước mỗi vụ nuôi mới.
 
Ngoài ra, khi cấp nước vào ao nuôi tôm phải qua túi lọc và kích thước các mắt lưới phải phù hợp. Bà con có thể thả vào trong ao một ít cua biển con để chúng ăn hết ốc đinh.
 
Theo Lê Tuấn - Trạm Khuyến ngư TP. Cà Mau: “Khi cải tạo ao nuôi bà con có thể dùng vôi đá CaO (loại đã nghiền thành bột có bán sẵn trên thị thường) liều lượng 200-300kg/1ha bón khắp ao nuôi (tập trung nhiều vào những nơi có ốc và có nhiều bùn đen). Tuy nhiên, trước khi bón vôi này bà con cần phải tự chia ao nuôi thành nhiều khu vực, mỗi khu vực này có thể đào 01 lỗ có đường kinh khoảng 1m, chiều sâu khoảng 0,3m, sau đó dùng lưới mành lót phía dưới lỗ này rồi dùng bùn lấp lên phía trên lưới một lớp mỏng mục đích là để bẩy bắt số ốc đinh còn sót lại sau khi sử dụng vôi đá để diệt ốc (lưu ý trong những lỗ này không được bón vôi). Khi tác dụng với nước có trong ao nuôi sẽ sinh ra nhiệt độ rất cao, chính nhiệt độ cao này sẽ tiêu diệt một phần ốc có trong ao. Số ốc còn lại sau khi không bị nhiệt độ cao diệt chết thì sẽ bò tìm những nơi có nước nhưng không có vôi để trốn lúc đó chính những cái bẫy sẽ là nơi ốc bò đến. Sau đó khoảng 1-2 ngày bà con ra túm lưới lại và bắt hết số ốc còn lại trong ao vuông.”
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: nghề nuôi tôm , cách diệt ốc trong ao tôm

Bài viết cùng chuyên mục

Tìm hiểu về đặc điểm tôm thẻ chân trắng để tăng năng suất vụ nuôi
Nhìn chung, tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản dễ nuôi, năng suất cao với nguồn thu nhập ổn định. Hiểu rõ được đặc điểm sinh học và nắm vững kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, chúng tôi tin chắc vụ nuôi sẽ cho năng suất cao.
Tìm hiểu về chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng
Thông thường, tôm sẽ có lột xác theo chu kỳ, và sau mỗi lần lột xác tôm sẽ tăng trưởng cả về kích thước lẫn trong lượng. Đây cũng là điều được nhiều bà con nuôi tôm quan tâm. Vậy, chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng là gì và làm thế nào để kích thích tôm lột xác, bà con hãy cùng ECOCLEAN tìm hiểu qua bài viết ngắn sau đây!
Nuôi tôm mùa hè và những điều người nuôi cần phải biết
Điểm đặc trưng của mùa hè là mưa nắng thất thường, có khi mưa lớn nhưng cũng có khi nắng nóng kéo dài, nhiệt độ biến động liên tục có thể gây những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của tôm nuôi.
Kỹ thuật xử lý đáy ao nuôi tôm sú hiệu quả
Theo nhiều bà con chia sẻ, tôm sú có thói quen sinh sống và bắt mồi ở tầng đáy, bên cạnh đó đây cũng là nơi để tôm nghỉ ngơi. Do vậy, áp dụng những kỹ thuật xử lý đáy ao nuôi tôm sú hiệu quả trước và sau mỗi vụ nuôi sẽ giúp tôm phát triển tốt hơn và phòng tránh được dịch bệnh.