Men vi sinh hay probiotic đều được gọi chung là chế phẩm sinh học. Đây là những sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích khống chế dịch bệnh và tăng sức đề kháng cho tôm, cá nuôi.
Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra trong nuôi trồng thủy sản do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và rác thải khác tồn đọng dưới đáy ao nuôi; hóa chất và kháng sinh tồn đọng lại mà không được xử lý trở thành lý tưởng để sinh sống và phát triển của các vi sinh vật gây ra khí độc Amoniac, Nitrit, Hydrogen, Sunphua,…
Sự khác biệt của chế phẩm sinh học với các biện pháp hóa học và kháng sinh
Không giống như các biện pháp hóa học và kháng sinh, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản được xem là “chìa khóa vàng” để giải quyết nhiều vấn để nghề nuôi thủy sản như: môi trường, dịch bệnh,… Nếu như việc sử dụng các loại hóa chất để kiểm soát dịch bệnh đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho thủy sản như: dư thừa hóa chất, tăng khả năng kháng thuốc, suy giảm miễn dịch, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người tiêu dùng,… thì ngược lại chế phẩm sinh học mang đến giải pháp an toàn bền vững đối với người nuôi và cả người tiêu dùng.
Chế phẩm sinh học giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh hơn và an toàn với con người. Photo by Internet.
Cụ thể, các chế phẩm sinh học hoạt động theo cơ chế cạnh tranh thức ăn nên có thể xử lý các vi khuẩn, tảo gây hại, khí độc, bùn đáy trong ao nuôi… ngoài ra chúng còn giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, làm tăng các vi khuẩn có ích và giảm các vi khuẩn có hại đồng thời trở thành những phụ gia thực phẩm chất lượng giúp tôm, cá nuôi phát triển thuận lợi.
EcoCleanTM là thương hiệu chế phẩm sinh học nổi tiếng của Mỹ, đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các chế phẩm sinh học của EcoCleanTM chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản bao gồm:
a. EcoCleanTM Aqua: Vi sinh xử lý nước ao nuôi thủy sản
Tập hợp các chùng vi sinh được phân lập chuyên biệt để xử lý tảo và làm sạch ao nuôi thông qua cơ chế cạnh tranh thức ăn trong nước. Bên cạnh đó còn có thêm chất phụ gia và hàng tỉ tế bào vi sinh xử lý nước ao nuôi nhằm kích thích tăng trưởng của tôm và cá.
b. EcoCleanTM AM: Vi sinh xử lý khí độc ammonia và khí độc NO2 ao nuôi thủy sản
H2S, NO2 là những “sát thủ thầm lặng” luôn tồn tại trong ao nuôi thủy sản và sẵn sàng gây hại cho tôm, cá nuôi bất cứ thời điểm nào. Nhưng, bà con chỉ cần sử dụng EcoCleanTM AM để đánh là có thể xử lý dễ dàng. Công thức pha trộn từ các vi khuẩn tự nhiên được phân lập chuyên biệt (8 loại vi khuẩn kỵ khí tùy nghi) để loại bỏ Ammonia và NO2 hiệu quả (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) của sản phẩm giúp làm giảm BOD, COD và mùi phát sinh từ hoạt động của vi khuẩn kỵ khí. Làm giảm đáng kể chi phí nạo vét và hóa chất cho quá trình xử lý.
c. EcoCleanTM Sludge Reducer: Vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi thủy sản
Là công thức pha trộn độc quyền vi sinh và hỗn hợp của 23 vitamin thiết yếu, kích thích sinh học, các enzyme để xử lý bùn đáy. Giúp bà con xử lý bùn đáy ao hiệu quả, tiết kiệm nhiều chi phí nạo vét, bên cạnh đó còn giúp làm giảm hình thành bùn đáy, loại bỏ khí độc tích tụ trong lớp bùn.
Kết luận
Nhìn chung, bất kỳ chế phẩm sinh học nào mang thương hiệu EcoCleanTM cũng phải đạt đủ 3 quá trình sau:
- Khống chế sinh học: Những dòng vi khuẩn có lợi trong sản phẩm sẽ sản sinh ra các chất kháng khuẩn tự nhiên để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong ao.
- Xử lý sinh học: Hàng tỉ vi sinh hoạt tính cao giúp phân hủy các chất hữu cơ trong nước và giải phóng các acid amin, glucose,… đồng thời cung cấp thức ăn có chứa các vi sinh vật hữu ích; làm giảm thiểu các thành phần vô cơ như: ammonia, nitrit, nitrat, giảm mùi hôi thối và cải thiện chất lượng nước.
- Tạo sức sống mới: Khi được đưa vào ao, các vi khuẩn có lợi sẽ phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và hoạt tính, giúp tôm cá phát triển tốt hơn.
Nguồn: EcoClean t/h.
Nếu như trước đây, nuôi cá lồng bè chủ yếu theo hình thức tự phát quy mô nhỏ,… thì hiện nay, nhờ hiệu quả kinh tế cao nên mô hình này đang được nhiều bà con chú trọng và mở rộng quy mô. Tuy nhiên, cũng chính điều này (bên cạnh ô nhiễm môi trường) lại là nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát, mang nhiều rủi ro cho người nuôi.
Trả lời phỏng vấn NNVN, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Trần Đình Luân cho biết có nhiều điều kiện để tiếp tục một vụ tôm mới thắng lợi...
Trong giai đoạn giao mùa mưa nắng thất thường như hiện nay, hiện tượng cá nổi đầu không phải là điều xa lạ trong ao nuôi thâm canh. Vậy, nguyên nhân nào khiến cá nổi đầu và cách xử lý ra sao!?.
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng nuôi trồng thủy sản, các chuyên gia khuyến cáo bà con khi bước vào vụ nuôi cần thực hiện các biện pháp xử lý nước ao nuôi thủy sản như sau: