Hội chứng Zoea 2 là một trong những hội chứng nguy hiểm trên tôm thẻ chân trắng. Với những biểu hiện thường thấy như: ấu trùng tôm bỏ ăn, sức khỏe suy yếu và chết khi đang chuyển sang giai đoạn Zoea 2,… hội chứng này đã gây thiệt hại không nhỏ cho ngành sản xuất tôm thẻ giống. Vậy, nguyên nhân nào gây ra hội chứng Zoea 2 trên tôm thẻ và cách phòng trị như thế nào? EcoClean xin mời bà con cùng theo dõi bài viết ngắn sau đây!

Hội chứng Zoea là gì? Nguyên nhân gây ra hội chứng Zoea 2?

hoi-chung-zoea-2-tren-tom-the-chan-trang-va-cach-phong-tri 1
Hội chứng Zoea 2 trên ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Ảnh: Internet.
 
Tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn Nauplii ấu trùng tôm khỏe mạnh và chuyển sang giai đoạn Zoea 1 bình thường. Tuy nhiên, đến cuối giai đoạn Zoea 1 ấu trùng tôm đột ngột bỏ ăn, hoạt động suy yếu, và chết ngay khi đang chuyển sang giai đoạn Zoea 2. Từ đó các nhà khoa học đặt tên cho bệnh với tên gọi là Hội chứng Zoea 2.
Khi quan sát những ấu trùng bị bệnh dưới kính hiển vi có thể thấy rõ toàn thân ấu trùng có màu trắng do không ăn và không thải phân, đồng thời hệ sống tiêu hóa có sự biến đổi một số cơ quan như gan tụy dẫn đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém và bỏ ăn. Thông thường, ấu trùng không chuyển được qua Zoea 2 trong vòng 4-5 ngày và bắt đầu chết dần trong giai đoạn lột xác, tỉ lệ chết tăng từ 30-100%.
 
Theo các nhà khoa học chuyên ngành thủy sản của Ấn Độ cho biết Hội chứng Zoea 2 được gây ra bởi chủng vi khuẩn Vibrio spp gồm: V. aliginolyticus, V. minicus, V. vulnificus,… Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những trại giống mới sản xuất không xuất hiện Hội chứng Zoea 2, ngược lại ở những trại nuôi đã hoạt động thời gian dài có tỉ lệ nhiễm bệnh cao. Từ đó cho thấy, có thể là do sự tích lũy các điều kiện gây bệnh lâu ngày, quy trình khử trùng thiếu hoặc chưa đúng cách ở các giai đoạn sản xuất giống.

Vi khuẩn gây bệnh thâm nhập vào ấu trùng tôm và gây bệnh qua nhiều con đường khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:

- Thứ nhất, do sử dụng trứng Artermia không được xử lý kỹ, sử dụng các chế phẩm vi sinh bị nhiễm tạp chất, hoặc cũng có thể do lây từ bể ương này sang bể ương khác;
 
- Thứ hai, do ấu trùng Nauplii không được tắm hợp lý, nguồn nước hoặc thức ăn không đảm bảo chất lượng;
 
hoi-chung-zoea-2-tren-tom-the-chan-trang-va-cach-phong-tri 2

Cách phòng trị Hội chứng Zoea 2 trong sản xuất tôm thẻ giống

Để phòng trị bệnh đòi hỏi người nuôi phải:
 
- Quản lý chặt chẽ ấu trùng tôm và kiểm soát sự gia tăng của vi khuẩn Vibrio spp trong chu kỳ ương. Tiến hành vệ sinh khử trùng trại nuôi, các vật dụng trước và sau đợt sản xuất;
 
- Sử dụng bạt che đậy trên từng bể cho tới giai đoạn PL1 nhằm tránh tình trạng lây nhiễm bệnh từ bể ương này sang bể ương khác;
 
- Trước khi cho tôm ăn, cần khử trùng trứng Artermia thật kỹ. Bên cạnh đó, sử dụng tảo tươi có chất lượng tốt và không bị nhiễm vi khuẩn Vibrio spp;
 
- Vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi vào trại ương;
 
- Bổ sung vi sinh kết hợp với Vitamin C và các Vitamin tổng hợp giúp ấu trùng tôm khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Bổ sung các men tiêu hóa vào thức ăn để kích thích ấu trùng tôm tiêu thụ thức ăn. Kiểm tra hoạt động bắt mồi của ấu trùng tôm dưới kính hiển vi mỗi ngày để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp;
 
- Sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản ngay từ giai đoạn Zoea 1 cho tới giai đoạn PL1 để giữ môi trường nước sạch, đồng thời kiểm soát ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, nhiệt độ thích hợp cần duy trì ổn định trong khoảng 32-34oC và nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch không quá 1oC. Tăng sục khí để tăng hàm lượng oxy hòa tan >5mg/l;

Lời kết

Trên đây là một số kiến thức về Hội chứng Zoea 2 và cách phòng trị trên tôm thẻ chân trắng giống. Hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ an tâm hơn khi sản xuất giống và góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất tôm giống. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h - Theo: Thái Thuận. 
 

Bài viết cùng chuyên mục

Tìm hiểu về đặc điểm tôm thẻ chân trắng để tăng năng suất vụ nuôi
Nhìn chung, tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản dễ nuôi, năng suất cao với nguồn thu nhập ổn định. Hiểu rõ được đặc điểm sinh học và nắm vững kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, chúng tôi tin chắc vụ nuôi sẽ cho năng suất cao.
Tìm hiểu về chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng
Thông thường, tôm sẽ có lột xác theo chu kỳ, và sau mỗi lần lột xác tôm sẽ tăng trưởng cả về kích thước lẫn trong lượng. Đây cũng là điều được nhiều bà con nuôi tôm quan tâm. Vậy, chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng là gì và làm thế nào để kích thích tôm lột xác, bà con hãy cùng ECOCLEAN tìm hiểu qua bài viết ngắn sau đây!
Nuôi tôm mùa hè và những điều người nuôi cần phải biết
Điểm đặc trưng của mùa hè là mưa nắng thất thường, có khi mưa lớn nhưng cũng có khi nắng nóng kéo dài, nhiệt độ biến động liên tục có thể gây những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của tôm nuôi.
Kỹ thuật xử lý đáy ao nuôi tôm sú hiệu quả
Theo nhiều bà con chia sẻ, tôm sú có thói quen sinh sống và bắt mồi ở tầng đáy, bên cạnh đó đây cũng là nơi để tôm nghỉ ngơi. Do vậy, áp dụng những kỹ thuật xử lý đáy ao nuôi tôm sú hiệu quả trước và sau mỗi vụ nuôi sẽ giúp tôm phát triển tốt hơn và phòng tránh được dịch bệnh.