Như đã đề cập ở những bài trước, màu nước là một trong những yếu tố môi trường quan trọng trong ao nuôi tôm. Dựa vào màu nước, bà con có thể đánh giá sơ bộ môi trường nước đó giàu hay nghèo dinh dưỡng.
 
Trên thực tế, màu nước trong ao nuôi là do sự xuất hiện của các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan, hoặc do sự phát triển của tảo, được chia thành 2 dạng: màu thực và màu giả. Trong đó, màu thực là màu do các hợp chất hòa tan trong nước tạo thành, ngược lại màu giả là màu của các hợp chất không hòa tan. Theo các chuyên gia, khi nuôi tôm cần quan tâm đến màu giả nhiều hơn. Trong bài viết hôm nay, EcoClean xin hướng dẫn bà con cách đánh giá chất lượng dinh dưỡng ao nuôi qua màu nước một cách cụ thể nhất, kính mời bà con cùng theo dõi!

Cách đánh giá chất lượng dinh dưỡng ao nuôi qua màu nước

Với những bà con mới bắt đầu vụ nuôi đầu tiên hoặc còn ít kinh nghiệm, việc đánh giá không phải là chuyện dễ dàng. Do vậy, EcoClean xin chia sẻ cụ thể như sau:

a) Nước ao có màu do sự phát triển của tảo

huong-dan-danh-gia-chat-luong-dinh-duong-ao-nuoi-qua-mau-nuoc 2
Màu nước ao do tảo tạo thành. Ảnh minh họa
 
Yếu tố đầu tiên quyết định đến màu nước là tảo. Mỗi loại tảo khác nhau sẽ tạo màu nước khác nhau cho ao. Trong đó:
 
- Nước ao có màu xanh đọt chuối hoặc xanh nhạt: Màu nước này phản ánh sự phát triển ưu thế của tảo chlorophyta (tảo lục) trong ao nuôi - đây là loại tảo có lợi (thường phát triển trong môi trường nước ngọt hoặc lợ nhạt) và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của tôm trong giai đoạn đầu, bên cạnh đó tảo lục còn có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ giúp làm giảm khi độc và ổn định các yếu tố trong ao. Theo các chuyên gia, đây là màu nước thật sự “lý tưởng” để thả nuôi. Vì thế, bà con nên lấy màu nước này làm chuẩn khi gây màu nước ao nuôi tôm.
 
- Nước màu xanh rêu hoặc xanh đậm: Khi tảo lam cyanophyta phát triển ưu thế, nước sẽ có màu xanh rêu - đây là một loài tảo độc phát triển mạnh mẽ ở hầu hết môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Trong quá trình phát triển, hiện tượng nở hoa của tảo lam khiến ao nuôi bị thiếu oxy nghiêm trọng, khi tảo tàn rớt đáy gây ô nhiễm môi trường đáy ao làm bùng phát dịch bệnh. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của tôm không thể tiêu hóa loài tảo này nên gây ra một số bệnh về đường ruột dẫn đến hao hụt cao.
 
Vì vậy, nếu phát hiện nước ao có màu xanh tương tự bà con cần tiến hành diệt tảo lam. Tuy nhiên, nếu sử dụng các loại thuốc diệt tảo sẽ khiến tảo chết hàng loạt gây mất cân bằng ao nuôi. Vì vậy, tốt nhất bà con nên sử dụng chế phẩm vi sinh như EcoClean AQUA để đồng thời xử lý và kiểm soát sự phát triển của tảo độc.
 
- Nước ao nuôi màu nước trà hoặc vàng nâu: Đây là màu nước rất thích hợp để nuôi các loài thủy sản nước lợ. Chính sự phát triển ưu thế của loài tảo silic bacillariophyta đã tạo ra màu nước này - đây là một loài tảo có lợi thường phát triển mạnh mẽ trong môi trường nước lợ, mặn vào đầu vụ nuôi.

b) Nước ao có màu do các yếu tố môi trường

huong-dan-danh-gia-chat-luong-dinh-duong-ao-nuoi-qua-mau-nuoc 3
Một ao nuôi bị nhiễm phèn nặng. Ảnh minh họa
 
Yếu tố thứ hai quyết định đến màu nước ao nuôi chính là yếu tố môi trường. Ở một số khu vực đặc biệt, nước ao nuôi sẽ có màu phổ biến như:
 
- Màu vàng cam: Thường thấy ở những vùng đất phèn, hàm lượng pyrit (FeS2) bị oxy hóa tạo thành các váng màu vàng cam xuất hiện trong ao. Đối với ao bị nhiễm phèn cần có biện pháp cải tạo hiệu quả trước mùa vụ, bà con có thể xem ở bài Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm đã được chia sẻ trước đó.
 
- Màu đỏ gạch: Thường xuất hiện ở những nguồn nước có nhiều phù sa bị rửa trôi (đặc biệt là khu vực ĐBSCL). Phù sa sẽ khiến tôm khó hô hấp và giảm bắt mồi, dẫn đến hao hụt lớn. Cách khắc phục hiệu quả nhất là không nên cấp nước có màu đỏ gạch vào ao lúc này, thay vào đó hãy cho nước vào ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi.

c) Nước ao nuôi tôm có màu nâu đen

Điều này chứng tỏ trong nước có quá nhiều vật chất hữu cơ. Màu nước này thường thấy ở những ao nuôi không có hệ thống cấp / thoát nước tốt, quá trình quản lý ao nuôi cũng không hiệu quả, cho ăn thiếu kiểm soát dẫn đến dư thừa hữu cơ, ao nuôi bị phú dưỡng, hàm lượng oxy hòa tan trong nước ao ở mức rất thấp. Đây là nguyên nhân chính dân đến bùng phát dịch bệnh và gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.
 
Để khắc phục, bà con cần thay nước nhiều lần đến khi hết màu nâu đen, mỗi lần thay khoảng 20% lượng nước để tránh tôm bị sốc. Kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học để phân hủy các chất hữu cơ dư thừa trong ao, bổ sung vitamin C và các khoáng chất vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho tôm,... Ngoài ra bà con cũng cần lưu ý cách cho tôm thẻ chân trắng ăn để không gây lãng phí thức ăn.
 
Trên đây là cách đánh giá chất lượng màu nước ao nuôi tôm bà con nên tham khảo. Việc xác định chính xác màu nước góp phần không nhỏ giúp bà con kịp thời xử lý và quản lý ao nuôi tốt. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
 
Tìm theo từ khóa: cách đánh giá chất lượng màu nước trong ao nuôi tôm , nghề nuôi tôm