Mặc dù hiện nay, nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) đang hướng đến tiêu chí nói KHÔNG với các loại thuốc kháng sinh nhằm tạo ra những sản phẩm thủy sản sạch, bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng. Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng việc sử dụng thuốc để phòng và trị bệnh cho thủy sản là cần thiết nhằm giảm thiệt hại, đảm bảo năng suất và lợi nhuận. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc lạm dụng mà người nuôi cần sử dụng theo đúng nguyên tắc, đúng thời điểm để tránh các rủi ro.
 

Vậy, làm thế nào để sử dụng thuốc trong NTTS hiệu quả nhất? Ngay sau đây, visinhthuysan.vn xin chia sẻ đến bà con một số phương pháp sử dụng thuốc trong NTTS đúng cách, an toàn và tiết kiệm. Kính mời bà con cùng theo dõi!

nhung-phuong-phap-su-dung-thuoc-trong-nuoi-trong-thuy-san-pho-bien-nhat 1

1) Phương pháp trộn thuốc vào thức ăn

Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong NTTS dùng để điều trị các bệnh liên quan đến ký sinh trùng bên trong cơ thể thủy sản. Tuy vậy, nhược điểm của phương pháp này là khi cho thức ăn trộn với thuốc xuống ao, một phần thuốc sẽ phân tán vào nước dẫn đến việc thủy sản nuôi tiêu thụ không đồng đều, những con khỏe mạnh ăn lượng thuốc quá nhiều trong khi những con yếu hoặc bệnh nặng lại không thể dùng thuốc.
 
Vì vậy, bà con cần xác định được mức độ nghiêm trọng của ao nuôi mà sử dụng liều lượng thuốc thích hợp để trộn vào thức ăn. Có 2 cách tính phổ biến: lượng thuốc (g) : thức ăn (kg) hoặc lượng thuốc (g) : khối lượng cơ thể thủy sản (kg).

2) Phương pháp tắm cho thủy sản

Phương pháp này thường được áp dụng đối với con giống chuẩn bị thả nuôi thương phẩm, chuẩn bị vận chuyển đi xa hoặc điều trị các bệnh do sinh vật gây ra bên ngoài cơ thể thủy sản. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp tắm cho thủy sản là ít tốn thuốc và dễ thực hiện.
Cách thực hiện: gom thủy sản vào một bể có thể tích nhỏ, pha thuốc hoặc hóa chất có nồng độ cao và tắm nhanh cho thủy sản, thời gian có thể kéo dài từ 10-20 phút hoặc hơn.

3) Treo túi thuốc trong ao

Đây là phương pháp được sử dụng để phòng bệnh hoặc trị bệnh ngay khi mầm bệnh mới được phát hiện. Nhờ những ưu điểm như: tiết kiệm thuốc, thực hiện đơn giản, ít gây ảnh hưởng đến thủy sản nuôi nên các hộ nuôi lồng (bè) thường dùng phương pháp này.
 
Các loại thuốc được treo thường là những loại thuốc sát trùng có khả năng hòa tan vào nước, cho vào các túi nhỏ có lỗ nhỏ để thuốc sau khi hòa tan có thể đi vào môi trường nước. Thông thường, nồng độ thuốc khi treo phải đạt yêu cầu duy trì từ 2-3 giờ và treo liên tục trong khoảng 3 ngày.

4) Phương pháp phun thuốc

Người nuôi sẽ phun thuốc trực tiếp vào ao nuôi với nồng độ thuốc thấp để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể thủy sản và lơ lửng trong nước ao nuôi. Thuốc được sử dụng trong phương pháp này cũng tương tự như phương pháp tắm nhưng nồng độ được giảm khoảng 10 lần.
 
Ưu điểm của phương pháp này là tiện lợi, dễ thực hiện và có thể điều trị bệnh nhanh chóng kịp thời. Nhược điểm duy nhất chính là sẽ tốn khá nhiều thuốc.

5) Phương pháp bôi trực tiếp vào thủy sản

Phương pháp này được áp dụng chủ với đối tượng động vật thủy sản như: rùa, baba,… đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị các bệnh như: lở loét, bệnh đốm đỏ, trùng mỏ neo, giun tròn ký sinh. Với ưu điểm: ít tốn thuốc, dễ thực hiện, an toàn cho động vật thủy sản.

6) Tiêm thuốc

Phương pháp này là sử dụng kim tiêm thuốc trực tiếp vào xoang bụng hoặc cơ của thủy sản để điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng đại trà mà chỉ dùng để chữa bệnh cho cá thể bố mẹ hoặc những loài thủy sản quý hiếm được bảo tồn.
 
Như vậy, ECOCLEAN vừa chia sẻ đến bà con một số phương pháp sử dụng thuốc phổ biến nhất hiện nay, tùy theo mục đích mà bà con có thể lựa chọn phương pháp thích hợp nhất. Ngoài ra, bà con có thể xem thêm cách xử lý tảo xanh trong ao nuôi thủy sản hiệu quả. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: nuôi trồng thủy sản

Bài viết cùng chuyên mục

Những công dụng của chế phẩm vi sinh EcoClean có thể bạn chưa biết
Không giống như một số loại sản phẩm “đa chức năng” có trên thị trường hiện nay, men vi sinh EcoClean được phân lập riêng biệt với từng dòng vi khuẩn chuyên biệt cho từng vấn đề cần xử lý.
Hiệu quả từ nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp vùng ven biển
Nông dân ven biển xã Bình Giang và Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, không chỉ góp phần phát triển kinh tế từng hộ gia đình, mà còn giữ được diện tích rừng phòng hộ, chống sạt lở đê biển.
Những biện pháp phòng chống nóng khẩn cấp cho thủy sản trong mùa nắng
Thời gian gần đây, tại thủ đô Hà Nội nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung đang trải qua quãng thời gian nóng nhất trong năm. Nhiệt độ cao nhất đỉnh điểm lên tới hơn 40 độ C, điều này không chỉ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, mà còn gây ra nhiều hệ lụy đối với bà con nuôi trồng thủy sản trong khu vực.
Nuôi gần 3 tháng tôm lớn bằng tép, nhiều chủ đầm như... "ngồi trên lửa"!
Một số hộ nuôi tôm ở xã Xuân Đan, Xuân Phổ (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đang lo lắng bởi tôm nuôi mãi không lớn, tốn kém thức ăn và ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.