Thời gian gần đây, tại thủ đô Hà Nội nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung đang trải qua quãng thời gian nóng nhất trong năm. Nhiệt độ cao nhất đỉnh điểm lên tới hơn 40 độ C, điều này không chỉ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, mà còn gây ra nhiều hệ lụy đối với bà con nuôi trồng thủy sản trong khu vực.
Những biện pháp phòng chống nóng khẩn cấp cho thủy sản
Nhằm giúp bà con nuôi trồng thủy sản chủ động hơn trong việc phòng chống, giảm hiệt hại đến mức thấp nhất có thể gây ra do nắng nóng kéo dài. Chi cục Thủy sản Hà Nội đã có công văn đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các phương án có nội dung xoay quanh việc phòng chống nắng nóng, bao gồm 2 vấn đề chính như sau:
Một là,
Chỉ đạo và đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn,… có diện tích nuôi trồng thủy sản chủ động triển khai kế hoạch phòng chống nóng cho thủy sản. Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thống kê số lượng thủy sản bị thiệt hại khi xảy ra hiện tượng chết do nắng nóng, do dịch bệnh và triển khai công tác hỗ trợ cho người nuôi thủy sản theo quy định hiện hành.
Kiểm tra sức khỏe cá chép nuôi. Ảnh minh họa.
Hai là,
Phối hợp với các Chi cục Thủy sản tổ chức thông tin, hướng dẫn bà con nuôi trồng thủy sản các biện pháp phòng chống nắng nóng như sau:
- Cải tạo và tẩy dọn ao nuôi đúng kỹ thuật trước mỗi vụ nuôi, chỉ để lượng bùn thích hợp 15-20cm sau đó phơi nắng đáy ao thật kỹ trước khi bắt đầu vụ nuôi;
- Không nuôi thủy sản với mật độ quá dày đặc để đảm bảo cung cấp đủ oxy và thức ăn, nhất là với tôm cá nuôi thương phẩm;
- Đảm bảo mực nước nuôi thích hợp từ 1.5m trở lên. Thường xuyên kiểm tra xung quanh bờ ao, cống ao tránh rò rỉ mất nước. Đối với những ao nước thấp không có điều kiện bơm kích nước có thể thả các loài cây thủy sinh như bèo tây để làm chỗ ẩn trú cho cá khi trời nóng, tuy nhiên cần lưu ý là diện tích bèo không quá 20% diện tích mặt nước và phải quây chặt tránh để chúng trôi tản trên mặt ao gây thiếu oxy trong nước;
- Quản lý bùn đáy ao nuôi hợp lý trong suốt vụ nuôi. Ô nhiễm bùn đáy phát sinh khí độc NO2, H2S, NH3 là một trong những nguyên nhân chính khiến bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại cho bà con nuôi, có thể sử dụng các
chế phẩm sinh học để kiềm hãm và loại bỏ khí độc phát sinh dưới đáy;
- Bên cạnh quản lý bùn đáy ao thì việc quản lý lượng thức ăn cung cấp cho thủy sản là điều rất quan trọng. Không cho tôm, cá ăn quá nhiều tránh dư thừa hữu cơ trong ao nuôi tạo điều kiện cho các loài tảo độc phát triển mạnh. Cần cung cấp đầy đủ thức ăn để thủy sản phát triển khỏe mạnh, không cạnh tranh thức ăn dẫn đến giết hại đồng loại. Bên cạnh đó, trong khẩu phần ăn cần được bổ sung thêm các Vitamin và khoáng chất (nhất là Vitamin C) để kích thích thủy sản tiêu thụ thức ăn, cũng như tăng sức đề kháng tránh dịch bệnh;
Bà con cần lưu ý thêm là nếu nhiệt độ môi trường > 40 độ C thì bà con nên ngừng cho tôm, cá ăn hoặc giảm lượng thức ăn khi nhiệt độ nước tăng cao;
Kiểm tra lượng thức ăn trong vó để điều chỉnh lượng thức ăn. Tuy nhiên, không kiểm tra lúc trời đang nắng nóng. Ảnh minh họa.
- Trong những ngày nắng nóng, lượng oxy hòa tan trong nước ao nuôi bị suy giảm đáng kể. Do vậy, bà con cần tăng cường sử dụng các loại máy quạt nước, máy phun mưa,… cả ngày lẫn đêm để tăng thêm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi, tránh để tôm cá ngạt khí và nổi đầu. Đây cũng là việc nên làm để tránh hiện tượng phân tầng nước khi nhiệt độ tăng đột ngột;
Trên đây là những biện pháp phòng chống nóng khẩn cấp được các chuyên gia khuyến cáo. Hy vọng với những chia sẻ này bà con sẽ quản lý ao nuôi được tốt hơn và giảm thiểu thiệt hại đến mức tối đa trong đợt nắng nóng kéo dài như hiện nay. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: Ngọc Bích - EcoClean t/h.
Nông dân ven biển xã Bình Giang và Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, không chỉ góp phần phát triển kinh tế từng hộ gia đình, mà còn giữ được diện tích rừng phòng hộ, chống sạt lở đê biển.
Một số hộ nuôi tôm ở xã Xuân Đan, Xuân Phổ (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đang lo lắng bởi tôm nuôi mãi không lớn, tốn kém thức ăn và ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.
Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã và đang trở thành ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Song, cũng chính vì việc nuôi tôm ngày càng mở rộng đã làm tăng sự tích tụ khí độc, chất độc, chất thải hữu cơ,… trong các ao nuôi dẫn đến việc làm tăng mối nguy hại dịch bệnh bùng phát.
Rabobank ước tính, tăng trưởng thủy sản toàn cầu về lượng trong năm 2017 và 2018 khoảng 3 - 4%. Song các rủi ro như thời tiết, dịch bệnh, các chính sách thương mại… vẫn là những thách thức tiếp diễn, đặc biệt là tại châu Á - khu vực sản xuất thủy sản nuôi quan trọng nhất thế giới.