Trong thời gian gần đây, nhiều ao nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phát hiện tình trạng mắp mang tôm bị bong ra và vảnh lên (tạm gọi là bệnh vảnh mang tôm) - một dấu hiệu bệnh “lạ” chưa từng xuất hiện trước đây đang khiến nhiều bà con hoang mang. Vậy, nguyên nhân nào gây bệnh vảnh mang trên tôm và cách phòng trị bệnh như thế nào?
 
tom-nuoi-bi-benh-la-khien-nhieu-ba-con-lo-lang 1
Tôm bị vảnh mang được phát hiện tại các ao nuôi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Photo by Internet.

Vảnh mang - Bệnh “lạ” trên tôm sú

Theo TS. Nguyễn Ngọc Phước (Khoa Thủy sản, ĐH Nông lâm Huế) thì vảnh mang tôm là một căn bệnh mới gặp ở Việt Nam nên hiện tại trong nước chưa có tài liệu, nghiên cứu nào liên quan đến căn bệnh này. Nhiều bà con nuôi tôm sú ở Trà Vinh cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh có thể bắt nguồn từ thức ăn cung cấp cho tôm. Song, theo TS. Phước thì dịch bệnh trên tôm gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy không nên vội vàng đưa ra kết luận. 
 
Tuy mới ở Việt Nam nhưng theo Tài liệu của Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ đã có nhiều ghi chép về những triệu chứng bệnh tương tự. Theo đó, nguyên nhân gây bệnh được cho là do tôm bị tấn công bởi các vi khuẩn Vibrio alginolitucus, Vibrio anguillarum và Vibrio parahaemonlyticus.

Bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio và bệnh vảnh mang có những dấu hiệu tương tự

Xin nhấn mạnh rằng bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio có thể xuất hiện ở cả tôm thẻ và tôm sú. Dấu hiệu ban đầu khi nhiễm khuẩn, tôm xuất hiện tình trạng bơi lờ đờ trên mặt nước, hôn mê và hoạt động không bình thường. Các chân bơi và chèo có thể xuất hiện các đốm đỏ, các đốt bụng có thể bị biến dạng nhẹ.
 
Khi tôm bệnh nặng, phần nắp mang tôm sẽ bị bong ra và vảnh lên, bị ăn mòn, mang dơ,… thậm chí có thể nhìn thấy các đốm đen trên vỏ đầu và bụng tôm.
 
tom-nuoi-bi-benh-la-khien-nhieu-ba-con-lo-lang 2
Bệnh vảnh mang và bệnh nhiễm khuẩn Vibrio có dấu hiệu tương tự. Photo by Internet.
 
Sau khi các chuyên gia thuộc Khoa Thủy sản - ĐH Nông lâm Tp.HCM đối chiếu các cá thể tôm thu thập tại các ao tôm ở Trà Vinh với các tài liệu nêu trên phát hiện những triệu chứng tương tự nhau. Ngoài ra, kết quả kiểm tra mẫu nước ao, bùn đáy, gan tôm và ruột tôm đã thu thập cho thấy mật độ vi khuẩn rất cao, nhất là với 2 khuẩn Vibrio alginolyticus và Vibrio vulnificus/Vibrio cholerae.

Cách phòng bệnh vảnh mang trên tôm

Trong khi các nhà khoa học trong nước đang làm rõ nguyên nhân gây bệnh vảnh mang trên tôm, bà con cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ động như: duy trì chất lượng nước tốt, giảm lượng chất hữu cơ thông qua việc tăng cường thay nước sạch cho ao và tích cực bổ sung các chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản để ổn định môi trường nuôi.

Lời kết

Có thể thấy, cuộc chiến chống dịch bệnh của bà con nuôi tôm vẫn luôn là vấn đề muôn thuở, khi một số bệnh cũ chưa tìm được thuốc đặc trị thì bệnh mới vẫn tiếp tục xuất hiện. Do vậy, bà con nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp để tránh thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 

Bài viết cùng chuyên mục

Tìm hiểu về đặc điểm tôm thẻ chân trắng để tăng năng suất vụ nuôi
Nhìn chung, tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản dễ nuôi, năng suất cao với nguồn thu nhập ổn định. Hiểu rõ được đặc điểm sinh học và nắm vững kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, chúng tôi tin chắc vụ nuôi sẽ cho năng suất cao.
Tìm hiểu về chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng
Thông thường, tôm sẽ có lột xác theo chu kỳ, và sau mỗi lần lột xác tôm sẽ tăng trưởng cả về kích thước lẫn trong lượng. Đây cũng là điều được nhiều bà con nuôi tôm quan tâm. Vậy, chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng là gì và làm thế nào để kích thích tôm lột xác, bà con hãy cùng ECOCLEAN tìm hiểu qua bài viết ngắn sau đây!
Nuôi tôm mùa hè và những điều người nuôi cần phải biết
Điểm đặc trưng của mùa hè là mưa nắng thất thường, có khi mưa lớn nhưng cũng có khi nắng nóng kéo dài, nhiệt độ biến động liên tục có thể gây những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của tôm nuôi.
Kỹ thuật xử lý đáy ao nuôi tôm sú hiệu quả
Theo nhiều bà con chia sẻ, tôm sú có thói quen sinh sống và bắt mồi ở tầng đáy, bên cạnh đó đây cũng là nơi để tôm nghỉ ngơi. Do vậy, áp dụng những kỹ thuật xử lý đáy ao nuôi tôm sú hiệu quả trước và sau mỗi vụ nuôi sẽ giúp tôm phát triển tốt hơn và phòng tránh được dịch bệnh.
tom-nuoi-bi-benh-la-khien-nhieu-ba-con-lo-lang201841614057343.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
EcoCleanTM    AM - Vi sinh xử lý Ammonia và khí độc NO2
EcoCleanTM AM là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ Ammonia ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản