Độ kiềm là độ chỉ khả năng trung hòa axit của nước, thể hiện tổng số ion có tính bazơ trong nước như: Hydroxit (OH-), Bicarbonate (HCO3-), Carbonate (CO32-). Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, giữ vai trò rất quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định năng suất của vụ nuôi bởi độ kiềm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và lột xác của tôm nuôi.
 
vi-sao-do-kiem-giu-vai-tro-quan-trong-trong-ao-nuoi-tom-cach-tang-do-kiem-trong-ao-nuoi-tom-hieu-qua 2
 
Tùy theo loài nuôi mà người nuôi sẽ giảm hoặc tăng độ kiềm thích hợp trong ao để tôm nuôi phát triển tốt. Trong đó, đối với ao nuôi tôm thẻ chân trắng mức kiềm thích hợp từ 120-180 mg CaCO3/lít; đối với ao nuôi tôm sú mức kiềm thích hợp từ 80-120 mg CaCO3/lít.

“Khi độ kiềm thấp hơn mức quy định sẽ khiến pH bị biến động và tôm bị stress, tôm khó lột xác, tăng trưởng chậm hoặc thậm chí là chết.”

Mặc dù hiện nay hầu hết bà con đã chủ động và ý thức hơn trong việc quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm, tuy vậy tình trạng độ kiềm trong ao giảm đột ngột vẫn thường xảy ra ở nhiều ao nuôi. Chính vì thế, cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm dưới đây sẽ giúp bà con điều chỉnh kịp thời.

Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến độ kiềm trong ao nuôi không ổn định. Một số ao nuôi đã được một thời gian nhưng độ kiềm trong ao ở mức thấp thì có thể là do những nguyên nhân sau:
 
- Do cải tạo ao không đúng kỹ thuật hoặc đáy ao bị nhiễm phèn. Khi đáy ao bị nhiễm phèn, cần được cải tạo hợp lý để hạn chế axit hòa tan từ đáy ao vào nước gây giảm độ kiềm và pH;
 
- Sự phát triển mạnh mẽ của các loài giáp xác, nhuyễn thể 2 mảnh,… trong ao, chúng ăn tảo và hấp thụ muối Carbonat khiến độ kiềm trong nước giảm xuống thấp; 
- Do nguồn nước cung cấp vào ao có độ kiềm thấp;
 
vi-sao-do-kiem-giu-vai-tro-quan-trong-trong-ao-nuoi-tom-cach-tang-do-kiem-trong-ao-nuoi-tom-hieu-qua 3
Sự phát triển mạnh mẽ của các loài ốc và nhuyễn thể 2 mảnh khiến độ kiềm trong ao nuôi tôm mất ổn định. Ảnh minh họa.
 
Khi đó, để tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm bà con cần thực hiện:
 
- Tăng cường bón vôi CaCO3 để tăng độ kiềm cho ao nuôi tôm. Sử dụng vôi bột với liều lượng 2-3kg khuấy đều vào 100m3, kết hợp với các chất khoáng rồi tạt đều khắp ao, thực hiện liên tục từ 2-3 ngày để tăng độ kiềm trong ao;
 
- Thay nước ao mỗi ngày từ 5-10%, nguồn nước cấp vào ao có độ kiềm từ trung bình đến cao để trung hòa với lượng nước trong ao. Đồng thời bổ sung thêm các loại khoáng chất và Vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm, giúp tôm lột xác dễ dàng nhanh cứng vỏ,...;
 
- Nếu thấy ao nuôi xuất hiện nhiều ốc, vẹm,… bà con cần tiến hành sử dụng thuốc đặc trị. Nếu thấy tảo xanh phát triển mạnh cần sử dụng ngay ECOCLEAN AQUA theo liều lượng của nhà sản xuất để xử lý;
 
chế phẩm sinh học xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm Ecoclean Aqua
Chế phẩm sinh học EcoClean Aqua chuyên xử lý tảo độc trong ao nuôi tôm. Ảnh sản phẩm.
 
Như vậy, ECOCLEAN vừa chia sẻ đến bà con những kiến thức quan trọng về độ kiềm cũng như cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả. Ngoài ra, bà con nuôi tôm thẻ có thể xem tiếp bài Kỹ thuật kích thích tôm thẻ lột xác đồng loạt nhanh cứng vỏ. Hy vọng bà con sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm bổ ích khi gắn bó với nghề nuôi tôm. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: nghề nuôi tôm , nuôi tôm thẻ chân trắng , kỹ thuật nuôi tôm thẻ

Bài viết cùng chuyên mục

Cần làm gì để điều trị bệnh phân trắng cho tôm đạt hiệu quả cao?
Bệnh phân trắng là bệnh rất phổ biến trên tôm nuôi thường xuất hiện nhiều trong giai đoạn nắng nóng kéo dài, nhiệt độ nước cao hoặc ao nuôi với mật độ quá dày, quá trình cải tạo ao không đúng kỹ thuật,… Vậy, cần làm gì để điều trị bệnh phân trắng cho tôm nuôi đạt hiệu quả cao? visinhthuysan.vn xin mời bà con cùng theo dõi bài viết ngắn sau đây!
Quy trình cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả
Cải tạo ao nuôi đầu vụ là một trong những kỹ thuật nuôi tôm quan trọng mà bất cứ người nuôi nào cũng phải thực hiện. Do vậy, để việc cải tạo đạt hiệu quả và đúng kỹ thuật visinhthuysan.vn xin chia sẻ đến bà con quy trình cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ nuôi trong bài viết ngắn sau đây. Kính mời bà con cùng theo dõi!
Những sai lầm trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều bà con mắc phải
Trong khi nuôi tôm sú người nuôi phải đối diện với hàng loạt khó khăn: rủi ro, dịch bệnh, thời gian nuôi dài, mật độ thấp,… thì tôm thẻ chân trắng (TTCT) là đối tượng dễ nuôi, khả năng sống cao và ít dịch bệnh nên một số bà con thường tỏ ra chủ quan khi nuôi.
Bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng và cách phòng trị bệnh hiệu quả
Khi quyết định khởi nghiệp với nghề nuôi tôm thẻ, bên cạnh nắm rõ những đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng bà con cũng cần tìm hiểu thêm về các dịch bệnh thường gặp. Dưới đây là những chia sẻ của visinhthuysan.vn về bệnh đỏ thân trên TTCT. Mời bà con cùng theo dõi!