Người dân thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực kết hợp trồng lúa, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa thông thường.

Từ lâu, nhiều bà con ở khu vực ĐBSCL đã chọn tôm càng xanh là một trong những đối tượng nuôi chủ lực bởi theo nhiều nông dân cho biết “tôm càng xanh là đối tượng dễ nuôi, ít bị dịch bệnh và có thể nuôi theo nhiều hình thức khác nhau…”. Cũng nhờ đó, nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia, nhiều bà con đã thu về nguồn lợi nhuận “khủng” cao gấp nhiều lần trồng lúa.
 
ba-con-thu-lai-to-nho-ap-dung-thanh-cong-nuoi-tom-cang-xanh-ket-hop 2
Ảnh minh họa

Thu lợi nhuận khủng từ mô hình xen canh tôm càng xanh / lúa

Trước tình trạng biến đổi khí hậu gay gắc và xâm nhập mặn như hiện nay, tôm càng xanh có lợi thế nhờ khả năng chịu mặn rất tốt, người nuôi không cần phải đầu tư “mạnh tay” như các mô hình nuôi thủy sản khác và kỹ thuật nuôi cũng không quá khó khăn,… những yếu tố này giúp bà con giảm thiểu rủi ro.
 
Theo TT Khuyến nông Quốc gia, kết quả sau 3 năm thực hiện dự án xây dựng mô hình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi đã thành công theo hướng tích cực. Trong đó, mô hình trồng lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh được đánh giá là một trong những hình thức canh tác rất phù hợp với những hộ nuôi có điều kiện kinh tế vừa phải, ít vốn đầu tư nhưng vẫn có thể mang về nguồn thu nhập cao cho người dân khu vực ĐBSCL. Ước tính, mỗi hộ nuôi có thể thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng/ha/năm, đồng nghĩa lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với chỉ trồng lúa đơn thuần.
 
Hiện nay, diện tích nuôi tôm càng xanh ở ĐBSCL đạt gần 26.900ha, chiếm 3,24% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn vùng. Theo ông Kim Văn Tiêu (PGĐ TT Khuyến nông Quốc gia) cho biết tiềm năng phát triển của tôm càng xanh ở nước ta còn rất lớn, nếu đi đúng hướng trong tương lai tổng diện tích nuôi có thể đạt gấp 3-4 lần hiện nay, đến năm 2020 sẽ là 30.000ha và 50.000ha vào năm 2025.

Những khó khăn khi nuôi tôm càng xanh kết hợp

Theo đánh giá từ các chuyên gia, mặc dù mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa đang rất hiệu quả, song, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Trong đó, vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề con giống do vậy để mô hình này đạt hiệu quả nhất đòi hỏi những hộ nuôi hợp thành các tổ hợp, liên kết với nhau để xoay vòng và có nguồn cung trực tiếp, đồng thời cũng giải quyết được đầu ra ổn định.
 
 

Câu chuyện về lão nông Hà Tĩnh thành công nhờ tôm càng xanh 

Không chỉ phát triển tốt ở khu vực ĐBSCL, nhiều bà con ở khu vực miền Trung cũng tìm hiểu và “thử sức” với đối tượng nuôi này. Theo Báo Hà Tĩnh đưa tin về ông Nguyễn Tường Hà (Thạch Quý, Tp. Hà Tĩnh) đã thử nghiệm và bước đầu thành công, hứa hẹn cho giá trị kinh tế cao.
 
ba-con-thu-lai-to-nho-ap-dung-thanh-cong-nuoi-tom-cang-xanh-ket-hop 3
Ảnh minh họa
 
Cụ thể, sau nhiều lần tìm hiểu về tôm càng xanh trên internet ông quyết định vào tận trại giống ở Đồng Tháp để mua giống về nuôi thử nghiệm. Ban đầu, do không nắm rõ kỹ thuật nuôi, 3 vạn con tôm giống “chết sạch” vì thời tiết quá lạnh. “Tôi đã rút ra được bài học quan trọng kể từ vụ nuôi thất bại đó”, ông Hà cho biết. Đầu năm 2018, ông quyết định đầu tư kỹ hơn cho vụ nuôi, ông chi biết: “Phải mất gần 1 tháng để cải tạo ao đầm, xử lý các yếu tố môi trường và nguồn nước theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ” và chi ra hơn 30 triệu đồng mua 8 vạn con giống về thả trên 2ha ao nuôi, nhờ tận dụng nguồn thức ăn tươi (cá tạp, ốc,…) có sẵn trong ao nên chi phí thức ăn giảm đáng kể. Kết quả, sau gần 7 tháng nuôi tôm đạt tỉ lệ 20-22 con/kg, ước tính thu về hàng trăm triệu đồng.
 
Theo: EcoClean t/h.
 
 
Tìm theo từ khóa: nghề nuôi tôm

Bài viết cùng chuyên mục

Cần làm gì để điều trị bệnh phân trắng cho tôm đạt hiệu quả cao?
Bệnh phân trắng là bệnh rất phổ biến trên tôm nuôi thường xuất hiện nhiều trong giai đoạn nắng nóng kéo dài, nhiệt độ nước cao hoặc ao nuôi với mật độ quá dày, quá trình cải tạo ao không đúng kỹ thuật,… Vậy, cần làm gì để điều trị bệnh phân trắng cho tôm nuôi đạt hiệu quả cao? visinhthuysan.vn xin mời bà con cùng theo dõi bài viết ngắn sau đây!
Quy trình cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả
Cải tạo ao nuôi đầu vụ là một trong những kỹ thuật nuôi tôm quan trọng mà bất cứ người nuôi nào cũng phải thực hiện. Do vậy, để việc cải tạo đạt hiệu quả và đúng kỹ thuật visinhthuysan.vn xin chia sẻ đến bà con quy trình cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ nuôi trong bài viết ngắn sau đây. Kính mời bà con cùng theo dõi!
Những sai lầm trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều bà con mắc phải
Trong khi nuôi tôm sú người nuôi phải đối diện với hàng loạt khó khăn: rủi ro, dịch bệnh, thời gian nuôi dài, mật độ thấp,… thì tôm thẻ chân trắng (TTCT) là đối tượng dễ nuôi, khả năng sống cao và ít dịch bệnh nên một số bà con thường tỏ ra chủ quan khi nuôi.
Bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng và cách phòng trị bệnh hiệu quả
Khi quyết định khởi nghiệp với nghề nuôi tôm thẻ, bên cạnh nắm rõ những đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng bà con cũng cần tìm hiểu thêm về các dịch bệnh thường gặp. Dưới đây là những chia sẻ của visinhthuysan.vn về bệnh đỏ thân trên TTCT. Mời bà con cùng theo dõi!