Cá da trơn là những loài thủy sản được nuôi phổ biến ở nước ta. Trong đó, cá tra/basa là một trong những đối tượng chủ đạo của ngành nuôi trồng thủy sản. Thế nhưng, hiện trạng ô nhiễm môi trường nước như hiện nay là nguyên nhân chính gây dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của con cá tra. Trong đó, không thể không nói đến bệnh gan thận mủ trên cá tra nói riêng và cá da trơn nói chung, gây ra bởi chủng vi khuẩn Edwardsiella sp. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh cũng như cách phòng trị hiệu quả, visinhthuysan.vn xin mời bà con cùng theo dõi tiếp ngay sau đây!

Bệnh gan thận mủ là gì?

benh-gan-than-mu-tren-ca-da-tron-va-cach-phong-tri-hieu-qua 2
Bệnh gan thận mủ trên cá tra, cá basa. Ảnh minh họa.
 
Bệnh còn có nhiều tên gọi khác là bệnh mủ gan hay bệnh đốm trắng trên gan/ thận, xuất hiện phổ biến trên các loài cá da trơn: cá tra, cá nheo, cá lăng, cá trê,… và những cá thể có kích thước lớn thường dễ nhiễm bệnh.
 
Theo các chuyên gia, “hung thủ” gây bệnh gan thận mủ được xác định là do chủng vi khuẩn Edwardsiella sp gây ra, nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển trong khoảng 30oC. Nhiều nghiên cứu cho thấy những ao nuôi có nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện nuôi không đảm bảo, môi trường ao nuôi xấu,… có xu hướng bùng phát dịch bệnh cao hơn rõ rệt. Ngoài ra, một số ao nuôi có mật độ quá dày cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Triệu chứng của bệnh gan thận mủ trên cá tra

Khi nhiễm bệnh, các thường có một số biểu hiện chung như: xuất hiện các vết thương nhỏ trên da (đường kính 3-5mm), da bị mất sắc tố, các vết thương gây hoại tử vùng cơ xung quanh,…. Tuy nhiên, căn cứ vào những biểu hiện này, các chuyên gia chia bệnh thành 2 giai đoạn:

a) Giai đoạn bệnh nhẹ

Khi mới phát bệnh, cá thường không có dấu hiệu rõ rệt, mắt cá hơi lồi. Nhưng khi mổ cá kiểm tra thì thấy các bộ phân bên trong cá như: gan, thận,… xuất hiện các đốm trắng giống như ổ mủ.

b) Giai đoạn bệnh nặng

Khi bệnh trở nặng, cá sẽ xuất hiện các biểu hiện rõ rệt như: bỏ ăn đột ngột, bơi lờ đờ trên mặt nước, thỉnh thoảng cá nhào lộn và xoay tròn, phản ứng với tiếng động kém, trên da xuất hiện nhiều bệch, màu sắc nhợt nhạt,… Một số cá thể nhiễm bệnh nặng thậm chí còn bị xuất huyết nghiêm trọng khi đưa cá ra khỏi mặt nước. Ở giai đoạn này, cá có thể chết với số lượng lớn mỗi ngày.
 
benh-gan-than-mu-tren-ca-da-tron-va-cach-phong-tri-hieu-qua 3

Cách phòng và trị bệnh gan thận mủ trên cá da trơn

Thông thường, bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa lũ và kéo dài đến mùa khô. Vi khuẩn gây bệnh từ môi trường nước có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, mang và miệng cá bằng đường thức ăn.

a) Các bước phòng bệnh gan thận mủ

- Để phòng bệnh, các chuyên gia khuyên bà con cần chuẩn bị và cải tạo ao nuôi thật tốt trước mỗi vụ nuôi. Nguồn nước phải được xử lý sát trùng tại hệ thống lắng lọc trước khi cấp vào ao nuôi.
 
- Mua cá giống ở những cơ sở cung cấp uy tín, lựa chọn những con giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh. Các dụng cụ dùng để vớt cá như: lưới, vợt, ống dây,… sau khi sử dụng phải được sát trùng bằng Chlorine và rửa sạch phơi khô.
 
- Nên cho cá ăn thức ăn đã được nấu chín đối với thức ăn tự chế hoặc thức ăn dạng viên để đề phòng vi khuẩn gây bệnh xâm nhập qua đường thức ăn.
 
- Thường xuyên kiểm tra các chỉ số môi trường ao nuôi trong suốt mùa vụ, đảm bảo môi trường nước ao sạch. Bón vôi (CaCO3) xử lý nước định kỳ 10-15 ngày/lần với liều lượng 2-3 kg/100m2, kết hợp với các loại thuốc sát trùng được các chuyên gia khuyến cáo.
 
- Bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn cho cá, đồng thời sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để tăng sức đề kháng cho cá, giúp cá phát triển khỏe mạnh.

b) Cách điều trị bệnh gan thận mủ

- Khi phát hiện cá nhiễm bệnh, bà con cần cách ly cá thể bệnh ra khỏi ao nuôi càng sớm càng tốt. Nếu cá đã chết, không được vứt bừa bãi ra sông hoặc các vùng lân cận để tránh dịch bệnh lây lan sang các ao nuôi khác. Cách tốt nhất là hãy chôn cá vào hố cách ly và rải vôi bột để tiệt trùng.
 
- Bệnh gây ra bởi chủng vi khuẩn Ewardsiella sp, do vậy để điều trị bệnh bà con có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh như: Florfenicol hoặc Doxycycline để điều trị. Theo công bố từ các chuyên gia thuộc Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ (2006) thì sau khi sử dụng thuốc Florfenicol từ 7-10 ngày (kết hợp với vệ sinh diệt khuẩn ao) cho kết quả rất tích cực khi cá bệnh phục hồi nhanh.
 
- Ngoài ra, bà con nên bổ sung thêm Vitamin C và các khoáng chất cần thiết vào khẩu phần ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cá trong quá trình trị bệnh.
 
 
Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ đến bà con những kiến thức quan trọng về bệnh gan thận mủ trên cá da trơn. Nhìn chung, đây là một dịch bệnh tương đối nguy hiểm nhưng vẫn có thể điều trị nếu phát hiện bệnh sớm và cách ly kịp thời. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Theo: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: nghề nuôi cá , bệnh thường gặp trong ntts

Bài viết cùng chuyên mục

Chia sẻ kỹ thuật nuôi cá kèo trong ao nuôi tôm sú đạt hiệu quả cao
Cá kèo là loài thủy sản rất dễ nuôi và có khả năng chịu mặn tốt. Nhờ đó, nhiều bà con đã áp dụng thành công kỹ thuật nuôi cá kèo trong ao nuôi tôm sú và gặt hái được nhiều thành công.
Bài thuốc quý giúp tăng tỉ lệ sống khi cá mắc bệnh xuất huyết
Nhiều nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ Cỏ sữa lá lớn có thể giúp tăng tỉ lệ sống cho cá khi mắc bệnh xuất huyết. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong quản lý dịch bệnh trên cá da trơn.
Cách xử lý nước hồ nuôi cá bị xanh đơn giản và hiệu quả
Nước ao nuôi cá có màu xanh chủ yếu là do sự phát triển của tảo. Sau đây là cách nhận biết màu nước tốt / xấu và cách xử lý nước hồ nuôi cá bị xanh hiệu quả.
Phát hiện nguyên nhân mới làm giảm tỉ lệ sống của cá nuôi
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện nguyên nhân mới khiến tỉ lệ sống của cá nuôi bị suy giảm, đó là hai hơp chất Kẽm Sulfat và Đồng Sulfate. Điều này một lần nữa cho thấy thực trạng ô nhiễm môi trường đang đe dọa đến ngành nuôi trồng thủy sản.