Nhiều người khi mới bắt đầu nuôi cá ở vụ nuôi đầu thường “bỡ ngỡ” vì chưa nắm vững những kỹ thuật, cũng như cách phân biệt màu nước tốt - xấu. Một số bà con thường gửi thư về cho chúng tôi xoay quanh vấn đề “cách xử lý nước hồ nuôi cá bị xanh như thế nào cho hiệu quả”. Trên thực tế, tình trạng hồ nuôi cá có màu xanh không phải là điều quá xa lạ. Nhưng để giúp bà con hiểu rõ hơn, cũng như biết cách xử lý kịp thời khi tảo độc phát triển vượt trội,
visinhthuysan.vn xin mời bà con cùng theo dõi bài viết sau đây!
Vì sao nước ao nuôi cá có màu xanh?
Theo ý kiến của các chuyên gia, màu xanh của nước được hình thành từ nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do sự phát triển của các loại tảo. Trong đó:
1) Nước có màu xanh nhạt
Nếu quan sát thấy nước ao nuôi cá có màu xanh đọt chuối hoặc xanh nhạt, nghĩa là tảo lục đang phát triển và chiếm ưu thế. Như trong bài hướng dẫn cách gây màu nước trong ao nuôi theo tiêu chuẩn VietGap đã chia sẻ trước đó thì đây là màu nước “lý tưởng” nhất cho tôm, cá.
Tảo lục có tên khoa học là Chlorophyta (một loài tảo thường xuất hiện trong môi trường nước ngọt và nước lợ nhạt) là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của cá trong giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, quá trình quang hợp của tảo lục còn giúp tạo ra oxy hòa tan cung cấp cho thủy sản nuôi, đồng thời hấp thu các chất hữu cơ dư thừa trong ao giúp làm giảm lượng khí độc trong ao. Chính vì thế, khi nước ao có màu xanh này nghĩa là bà con đã cải tạo tốt và chỉ cần duy trì màu nước như vậy trong suốt vụ nuôi.
Ảnh minh họa.
2) Nước có màu xanh đậm
Cũng là màu xanh nhưng là màu xanh đậm (hoặc xanh rêu), nghĩa là tảo lam đang phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong ao nuôi. Đây là một loài tảo độc không tốt cho sự phát triển của thủy sản, bên cạnh đó quá trình nở hoa của tảo lam còn khiến ao nuôi bị thiếu oxy trầm trọng, khi tảo tàn khiến nước ao bị ô nhiễm dễ bùng phát dịch bệnh.
Chính vì thế, khi quan sát thấy từng mảng tảo xanh nổi trên mặt nước ao ở cuối hướng gió, bà con cần tìm
cách xử lý tảo xanh càng sớm càng tốt.
Ảnh minh họa.
Cách diệt tảo xanh trong hồ cá
Tảo xanh có tên khoa học là Cyanobacteria, loài tảo độc này chủ yếu sống trôi nổi trên mặt nước ao nuôi. Tuy gọi là tảo nhưng thực chất cấu trúc của chúng lại có nhiều điểm tương đồng với vi khuẩn hơn. Khi tảo lam phát triển, bà con có thể dễ dàng nhận thấy các hạt li ti màu xanh lam (hoặc xanh ngọc) nổi trên mặt nước, có lúc lại thấy cái mảng có màu sắc tương tự nổi trên mặt nước và theo gió trôi dạt về cuối ao.
Hiện nay, có 3 cách diệt tảo xanh trong hồ cá hiệu quả được áp dụng phổ biến nhất là:
1) Cách diệt tảo xanh trong hồ cá bằng phương pháp sinh học
Là sử dụng các
chế phẩm sinh học có chứa thành phần vi khuẩn: Bacillus, Lactopacillus, Nitrobacter,… như chế phẩm vi sinh ECOCLEAN AQUA để xử lý. Khi được bổ sung vào hồ nuôi cá, hàng tỉ tế bào vi khuẩn sẽ nhanh chóng tăng sinh khối và cạnh tranh thức ăn và môi trường sống của tảo độc. Vì thế, tảo sẽ suy yếu dần và không gây mất cân bằng ao nuôi. Bà con có thể liên hệ
Hotline: 0902 853 119 để được hướng dẫn liều lượng chính xác.
Bên cạnh đó, nhiều bà con còn sử dụng biện pháp nuôi ghép với các loài cá có khả năng tiêu thụ tảo xanh như: cá rô phi, cá trắm, cá trích,…
Quả thật, diệt tảo xanh bằng phương pháp sinh học hiện nay đang được rất nhiều bà con áp dụng và thành công. Không chỉ hiệu quả mà phương pháp này còn an toàn và không tồn dư hóa chất như các phương pháp khác.
2) Phương pháp vật lý
Với phương pháp này, khi phát hiện tảo xanh bà con cần lập tức ngừng bón phân (môi trường phú dưỡng tạo điều kiện để tảo phát triển mạnh). Dùng vợt vớt các mảng tảo nổi ra khỏi ao, loại bỏ lớp nước bề mặt ao.
Tiến hành thay 25% khối lượng nước trong vòng 24 giờ để làm giảm tác động của tảo và giảm nồng độ dinh dưỡng trong ao.
Khởi động hệ thống quạt, sục khí, viên oxy,… để bổ sung thêm oxy hòa tan cho ao.
3) Phương pháp hóa học
Là biện pháp sử dụng các loại hóa chất chuyên dụng như: đồng CuSO4, natri percarbonate, sulfat đồng, chlorine,… để diệt tảo. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến bà con nên cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp này, bởi hóa chất sẽ không chỉ tiêu diệt tảo xanh mà còn diệt cả những loại tảo có lợi, gây mất cân bằng ao nuôi.
Như vậy, EcoClean vừa chia sẻ đến bà con những cách xử lý nước hồ nuôi cá bị xanh hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ biết cách xử lý khi ao gặp phải tình trạng tương tự. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.
Cá kèo là loài thủy sản rất dễ nuôi và có khả năng chịu mặn tốt. Nhờ đó, nhiều bà con đã áp dụng thành công kỹ thuật nuôi cá kèo trong ao nuôi tôm sú và gặt hái được nhiều thành công.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ Cỏ sữa lá lớn có thể giúp tăng tỉ lệ sống cho cá khi mắc bệnh xuất huyết. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong quản lý dịch bệnh trên cá da trơn.
Gan thận mủ là một trong những dịch bệnh nguy hiểm gây chết cá với số lượng lớn, đang đe dọa sự phát triển của nghề nuôi cá da trơn. Sau đây, visinhthuysan.vn xin chia sẻ đến bà con cách phòng và điều trị dịch bệnh nguy hiểm này.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện nguyên nhân mới khiến tỉ lệ sống của cá nuôi bị suy giảm, đó là hai hơp chất Kẽm Sulfat và Đồng Sulfate. Điều này một lần nữa cho thấy thực trạng ô nhiễm môi trường đang đe dọa đến ngành nuôi trồng thủy sản.