Việt Nam là một trong các quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mùa mưa lũ thường kéo dài từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11 hàng năm. Đây là thời điểm khiến nhiều bà con nuôi cá lo ngại bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các dạng bệnh ký sinh trùng. Đã có không ít bà con gửi câu hỏi về cho ECOCLEAN với nội dung xoay quanh vấn đề cần làm gì để phòng bệnh cho cá nuôi trong mùa mưa lũ. Do vậy, đây là chủ đề chính để các chuyên gia của chúng tôi chia sẻ với bà con trong bài viết hôm nay. Mời bà con và bạn đọc cùng theo dõi!
 
can-lam-gi-de-phong-benh-cho-ca-nuoi-trong-mua-mua-lu 1
Ảnh minh họa. Photo by: Internet.

Vì sao cá nuôi thường dễ gặp dịch bệnh trong mùa mưa lũ?

Vào mùa mưa lũ, có thể dễ dàng nhận thấy thời tiết âm u, nhiệt độ môi trường nước xuống thấp và kèm theo đó là mưa lũ kéo dài đã khiến cho hàm lượng chất hữu cơ trong nước tập trung cao do quá trình rửa trôi từ trên bờ xuống ao, kênh, rạch,… Cũng chính điều này đã tạo điều kiện cho các loài ký sinh trùng như: trùng mỏ neo, sán lá, trùng bánh xe,… phát triển và lây lan trong môi trường nước.

Cần làm gì để phòng bệnh cho cá nuôi trong mùa lũ?

Theo các chuyên gia của ECOCLEAN, mặc dù có nhiều loại hóa chất chuyên dụng có thể trị bệnh cho cá, song, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường. Vậy nên, phòng bệnh cho cá trong mùa lũ là điều tối quan trọng để giúp cá nuôi khỏe mạnh, tránh bùng phát dịch bệnh. Nhưng, để việc phòng bệnh đạt hiệu quả cao, bà con cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp sau đây:

1) Không nuôi cá với mật độ quá dày

can-lam-gi-de-phong-benh-cho-ca-nuoi-trong-mua-mua-lu 2
Ảnh minh họa. Photo by: Internet.
 
Bên cạnh việc chọn con giống khỏe mạnh, rõ nguồn gốc, không dị tật, bệnh tật,… các chuyên gia luôn đưa ra khuyến cáo với bà con rằng không nên nuôi cá với mật độ quá dày, vượt khả năng của ao. Nếu nuôi quá dày có thể gây ra tình trạng cạnh tranh thức ăn khiến cá bị xây xát tạo điều kiện cho các loài ký sinh sống bám, đó chỉ là một trong rất nhiều yếu tố khác nữa.

2) Theo dõi hoạt động của cá

Việc làm này cần được thực hiện một cách thường xuyên bởi vì chỉ có như vậy bà con mới sớm phát hiện ra cá có những dấu hiệu bất thường, từ đó xác định nguyên nhân và có hướng xử lý sớm. Ví dụ: Khi thấy cá có dấu hiệu nổi đầu do thiếu oxy, bà con cần tăng cường quạt nước, phun nước hoặc giảm lượng thức ăn…

3) Theo dõi màu nước và các yếu tố môi trường

Đây là việc làm quan trọng không kém, bà con nên thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường trong ao nuôi cũng như màu nước để điều chỉnh kịp thời. Đảm bảo môi trường ao nuôi cá trong sạch sẽ giúp cá nuôi phát triển khỏe mạnh hơn. Bà con có thể tham khảo một số biện pháp như:
 
- Sử dụng vôi và muối:  Cho hỗn hợp vôi và muối vào túi vải, sau đó treo ở 4 gốc ao nơi cho cá ăn. Đối với cá nuôi bè liều lượng sử dụng gồm: Vôi 2-5 kg/túi và muối 10-20 kg/túi; Đối với cá nuôi ao liều lượng sử dụng gồm: Vôi 1-2 kg/túi và muối 10 kg/túi. Ngoài ra, bà con cũng có thể hòa tan 1-2kg vôi vào 100m3 nước rồi té đều lên ao nuôi, rãi vôi xung quanh bờ;
 
- Sử dụng men vi sinh: Dư thừa hữu cơ trong ao nuôi là một trong những yếu tố gây bùng phát dịch bệnh. Chính vì vậy, sử dụng các chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản là biện pháp hiệu quả nhất giúp phân hủy chất hữu cơ tích tụ trong ao;

4) Tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi

can-lam-gi-de-phong-benh-cho-ca-nuoi-trong-mua-mua-lu 3
Ảnh minh họa.  Photo by: Internet.
 
Các chuyên gia khuyên bà con nên bổ sung Vitamin C và các khoáng chất cần thiết vào thức ăn hàng ngày để cá tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, cần tuân thủ theo đúng liều lượng của nhà sản xuất. Ngoài ra, bà con có thể bổ sung một số men vi sinh có chứa thành phần probiotic và enzymes tổng hợp để tăng cường tiêu hóa và bảo vệ đường ruột.

Lời kết

Trên đây là một số cách phòng bệnh cho cá bà con nên tham khảo. Mùa mưa lũ đang đến gần, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bà con trong vụ nuôi. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: phòng bệnh cho cá , nghề nuôi cá

Bài viết cùng chuyên mục

Phòng trị một số bệnh phổ biến khi nuôi cá tra, cá basa trong lồng bè
Do thường được nuôi với mật độ cao và lượng thức ăn lớn nên dẫn đến môi trường nuôi trong lồng bè và xung quanh dễ dàng bị ô nhiễm và bùng phát dịch bệnh trên cá gây thiệt hại cho người nuôi.
Một số biện pháp phòng và trị bệnh cho cá nuôi lồng bè
Nếu như trước đây, nuôi cá lồng bè chủ yếu theo hình thức tự phát quy mô nhỏ,… thì hiện nay, nhờ hiệu quả kinh tế cao nên mô hình này đang được nhiều bà con chú trọng và mở rộng quy mô. Tuy nhiên, cũng chính điều này (bên cạnh ô nhiễm môi trường) lại là nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát, mang nhiều rủi ro cho người nuôi.