Tảo xanh nói riêng và các loài tảo độc nói chung khi phát triển ưu thế trong ao nuôi cá đều gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường nuôi, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cá nuôi. Vậy nên, trong bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đến bà con
kỹ thuật cắt tảo trong ao nuôi cá không dùng hóa chất hiệu quả, mời bà con cùng theo dõi!
Tảo gây hại như thế nào đến ao nuôi cá?
Tảo phát triển quá dày khiến cá chết rải rác hoặc hàng loạt. Ảnh: Internet.
Khi các loài tảo độc phát triển mạnh trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ao, cạnh tranh oxy với cá nuôi, phát sinh khí độc, đồng thời làm giảm khả năng tiêu thụ và tiêu hóa thức ăn của cá. Đơn cử là khi cá ăn phải tảo xanh không chỉ khó tiêu hóa mà còn có khả năng khiến cá nhiễm các bệnh, nhất là các bệnh về tiêu hóa. Ngoài ra, tảo phát triển dày đặc không kịp xử lý có thể khiến cá chết.
Khi ao nuôi xuất hiện tình trạng tảo đã phát triển quá dày đặc thì có thể việc xử lý sẽ không hiệu quả cao nếu chỉ sử dụng chế phẩm sinh học. Vậy nên, để
xử lý tảo hiệu quả thì trước tiên bà con cần hiểu rõ nguyên nhân khiến tảo phát triển.
Những nguyên nhân nào khiến tảo phát triển?
Theo các chuyên gia ECOCLEAN thì tảo độc phát triển trong ao nuôi tôm, cá chủ yếu do các nguyên nhân sau:
# Một là, do bón quá nhiều phân
Bón phân là việc làm quan trọng nhằm mục đích tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cá, đồng thời kích thích tảo phát triển cung cấp oxy hòa tan trong nước. Tuy vậy, việc bón quá nhiều phân quá nhiều cũng khiến cho ao nuôi giàu dinh dưỡng, tạo điều kiện cho tảo phát triển vượt trội mất kiểm soát.
# Hai là, do dư thừa thức ăn
Nếu cho cá ăn quá ít cá sẽ còi cộc chậm lớn, ngược lại cho cá ăn quá nhiều thức ăn cũng không phải là việc làm đúng. Việc quản lý cho ăn không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng dư thừa thức ăn và tích tụ trong ao nuôi. Điều này cũng khiến ao nuôi giàu dinh dưỡng tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh.
# Ba là, không thay nước kịp thời
Trong nhiều trường hợp, do bà con phát hiện tình trạng tảo phát triển không kiểm soát quá chậm nên thay nước không kịp thời, dẫn đến bùng phát tảo trong ao.
# Bốn là, vệ sinh ao quá kém
Với những ao nuôi từ tháng thứ 2 trở đi, các chất hữu cơ dư thừa như: thức ăn, phân cá, tạp chất hữu cơ,… tích tụ nhiều dưới đáy ao và lơ lửng trong nước ao. Chính vì vậy, việc bà con chăm sóc và quản lý ao nuôi không tốt sẽ khiến cho tảo độc phát triển mạnh mẽ.
Kỹ thuật cắt tảo độc không dùng hóa chất
Thông thường, quá trình diệt tảo bằng hóa chất có thể sinh ra các khí độc làm môi trường nuôi bị nhiễm độc, do vậy, khi diệt tảo bà con cần khởi động hệ thống quạt để quạt các khí độc này. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất cũng tiêu diệt cả tảo có lợi khiến ao nuôi gặp biến động lớn, tảo chết hàng loạt và xác tảo phân hủy khiến ao nuôi bị ô nhiễm. Vậy nên, tốt nhất bà con nên áp dụng theo đúng kỹ thuật sau đây:
# Bước 1: Thay nước kịp thời
Nếu có thể chủ động được nguồn nước, bà con cần tiến hành thay nước trong ao bằng nước sạch lấy từ ao lắng đã được xử lý. Không nên để nước ao có màu quá đậm đặc.
# Bước 2: Dùng chế phẩm sinh học
Sử dụng
chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để ức chế các vi sinh vật có hại đồng thời kích thích các vi sinh vật có lợi phát triển, có lợi cho nước và cho cá nuôi. Tiêu biểu nhất là dòng chế phẩm ECOCLEAN AQUA chuyên xử lý tảo và phân hủy chất hữu cơ trong ao nuôi, đồng thời cung cấp thêm các vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa của cá nuôi giúp cá tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Chế phẩm vi sinh diệt tảo ECOCLEAN AQUA. Ảnh: EcoClean.
# Bước 3: Cho ăn đúng
“Đúng” ở đây là gì? Nghĩa là, trước khi cho cá ăn phải tuân thủ nguyên tắc “3 xem 4 định”. Trong đó: xem thời tiết nếu thấy nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá phải giải lượng thức ăn, xem màu nước đậm quá phải giải, xem cá quá yếu phải giảm; bên cạnh đó phải: định số lượng cho ăn, định chất lượng thức ăn, định thời gian cho ăn, định địa điểm cho ăn.
# Bước 4: Dùng vôi định kỳ
Bón vôi định kỳ để phòng bệnh cho cá, chỉ dùng vôi với liều lượng 2-4 kg/100m3 nước. Định kỳ mỗi tháng làm 2 lần như vậy để khắc phục tảo độc phát triển trong ao.
Lời kết
Trên đây là 4 bước trong kỹ thuật cắt tảo không dùng hóa chất bà con nên biết. Hy vọng sẽ giúp ích cho bà con trong vụ nuôi của mình. Hãy theo dõi các chuyên mục của chúng tôi để cập nhật những kiến thức mới nhất. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h - Trích 3N (VTC16).
Với những dấu hiệu quan sát được trên cá trắm như: đen đầu, tróc vẩy, đỏ thân,… thì đó là những dấu hiệu của bệnh đốm đỏ lở loét xuất huyết - một bệnh nguy hiểm xuất hiện phổ biến trên cá trắm cỏ.
Màu nước “tuyệt vời nhất” để nuôi cá là màu xanh đọt chuối. Song, trên thực tế, màu nước ao nuôi cá có thể biến đổi trong suốt vụ nuôi, vì thế người nuôi cần nắm vững kiến thức để có thể phát hiện kịp thời sự bất thường, từ đó đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Dịch bệnh là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của nhiều bà con nuôi cá bống bớp. Hy vọng, cách phòng trị những bệnh thường gặp trên cá bống bớp sau đây sẽ giúp ích cho bà con trong vụ nuôi.
Mùa mưa lũ là thời điểm cá thường bùng phát dịch bệnh, nhất là các bệnh ngoài da do ký sinh trùng. Vậy, cần làm gì để phòng bệnh cho cá trong mùa mưa lũ?