Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá nói riêng, kiểm soát màu nước là rất quan trọng. Cũng giống như nuôi tôm, màu nước bất thường có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nuôi, bởi màu nước trong ao nuôi cá phản ánh chỉ số của các yếu tố môi trường đang ổn định hay gặp vấn đề.
 
Màu nước “tuyệt vời nhất” để nuôi cá là màu xanh đọt chuối. Song, trên thực tế, màu nước ao nuôi cá có thể biến đổi trong suốt vụ nuôi, vì thế người nuôi cần nắm vững kiến thức để có thể phát hiện kịp thời sự bất thường, từ đó đưa ra hướng xử lý kịp thời. Trong bài viết hôm nay, ECOCLEAN xin chia sẻ đến bà con cách nhận biết màu nước ao nuôi cá bất thường và cách khắc phục hiệu quả, mời bà con cùng theo dõi!

1) Màu nước ao chuyển sang xanh đậm, ao có nhiều váng xanh nổi trên mặt nước

mau-nuoc-ao-nuoi-ca-va-cach-khac-phuc-nhung-dau-hieu-bat-thuong 1
 
Tình trạng này thường gặp ở những ao nuôi phú dưỡng. Nguyên nhân là do bà con bón quá nhiều phân chuồng, cho cá ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa, chất hữu cơ dư thừa tích tụ trong ao, không cải tạo ao hợp lý trước vụ nuôi,… đã tạo điều kiện để tảo phát triển mạnh mẽ. Trong đó, sự phát triển ưu thế của tảo xanh (còn gọi là tảo lam hay vi khuẩn lam)  gây ra hiện tượng “nở hoa”, sau đó tảo tàn và nổi lên mặt nước tạo thành lớp váng trên mặt ao.

a) Tảo xanh gây hại như thế nào?

Khi tảo xanh phát triển mạnh, chúng hình thành lớp màng nhầy và liên kết tạo thành các mảng nổi trên mặt nước. Ban đầu, chúng chỉ là những mảng nhỏ, nhưng sau thời gian ngắn sẽ che kín một phần diện tích bề mặt ao.
 
Khi tảo tàn, xác tảo chìm xuống đáy và phân hủy gây ô nhiễm nước ao nuôi cá. Quá trình phân hủy của tảo sử dụng oxy hòa tan trong nước và sinh ra các khí độc: NO2, NH3, H2S. Khi đó, ao nuôi bị ô nhiễm và lượng oxy hòa tan trong nước giảm mạnh, cá nuôi bị ngạt do thiếu oxy nổi đầu, giảm ăn, chậm phát triển, sức đề kháng bị suy giảm,… tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công. Những ao không kịp xử lý cá có thể chết rải rác hoặc chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.

b) Cách khắc phục ao nuôi có nhiều váng xanh nổi trên mặt nước

Tảo xanh khó bị tiêu diệt hơn những loài tảo khác nhờ khả năng phục hồi quần thể nhanh chóng. Cách diệt tảo xanh trong ao nuôi cá hiệu quả nhất không phải là dùng hóa chất, bởi việc làm này khiến không chỉ tảo xanh mà còn nhiều loài tảo có lợi trong ao cũng bị tiêu diệt, gây mất cân bằng môi trường ao nuôi.
 
Vậy nên, bà con nên thực hiện theo các bước sau đây:
 

Bước 1: Ngừng cung cấp dinh dưỡng vào ao nuôi

 
Bà con cần ngưng bón phân (phân vịt, gà, lợn,…) vào ao, đồng thời giảm 1/2 lượng thức ăn cho cá. Nếu thấy cá nổi đầu và bỏ ăn, bà con nên tạm ngừng cho cá ăn. Cần tiến hành theo dõi và tính toán lượng thức ăn cho cá sao cho vừa đủ, tránh tình trạng cho ăn quá nhiều thức ăn tích tụ dưới đáy.
 
Bên cạnh đó, bà con cần tiến hành thay 30-40% lượng nước trong ao bằng cách rút nước tầng đáy và bổ sung nước tầng mặt, nước cấp vào ao nuôi cá phải được lắng lọc và xử lý trước để loại bỏ mầm bệnh và cá tạp từ bên ngoài vào ao nuôi.
 
Khi tảo tàn, quá trình phân hủy sinh ra khí độc NH3, H2S, NO2. Vậy nên, bà con cần tiến hành khởi động quạt khí để tăng cường oxy và đẩy khí độc ra khỏi ao. Ngoài ra, bà con cũng nên vệ sinh ao và vớt váng tảo ra khỏi ao mỗi ngày. Lưu ý: xác tảo sau khi vớt phải được bỏ ở xa ao nuôi.
 

Bước 2: Diệt tảo và làm sạch môi trường nước

 
Theo kinh nghiệm của nhiều bà con, sử dụng vôi có thể diệt tảo xanh tức thời nhưng sẽ tạo ra mùi tanh và gây bẩn ao nuôi, nhất là trong những ngày nắng nóng như hiện nay. Bên cạnh đó, khi sử dụng các loại thuốc đặc trị hoặc kháng sinh sẽ khiến tảo chết hàng loạt, không kịp xử lý có thể khiến ao nuôi bị ô nhiễm.
 
Vậy nên, hiệu quả nhất vẫn là sử dụng các chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản có chứa thành phần: Bacillus, Lactopacillus, Nitrobacter,… đơn cử như chế phẩm vi sinh ECOCLEAN AQUA để xử lý. Thông thường, sau khi bổ sung vào ao nuôi cá, hàng tỉ tế bào vi khuẩn sẽ xử lý và kiểm soát sự phát triển của tảo xanh nhờ cơ chế cạnh tranh thức ăn và môi trường sống của tảo. Không chỉ vậy, các vi sinh vật còn giúp phân hủy cả những chất hữu cơ dư thừa tích tụ gây ô nhiễm đáy ao như: phân cá, thức ăn dư thừa, xác tảo,… giúp hạn chế hình thành khí độc.
 

Bước 3: Phòng bệnh cho cá

 
Sau khi tảo được xử lý xong, bà con cần tiến hành bổ sung Vitamin C / B1 và các khoáng chất cần thiết để cá tăng sức đề kháng và chống sốc. Định kỳ sử dụng vôi bột hòa vào nước và té đều khắp ao để phòng bệnh cho cá.
 
Bên cạnh đó, quản lý môi trường nước cũng cần được đảm bảo. Cần duy trì độ trong của nước ao ổn định trong khoảng 30-40cm, ngược lại phải kịp thời xử lý nước ao. Với những ao nuôi cá thịt, bà con cần đảm bảo độ sâu từ 1.5-2m để ổn định môi trường nước.

2) Nước ao có màu vàng hoặc màu bồ hóng

mau-nuoc-ao-nuoi-ca-va-cach-khac-phuc-nhung-dau-hieu-bat-thuong 2
 
Có nhiều nguyên nhân khiến nước ao có màu vàng hoặc màu bồ hóng, nhưng chủ yếu là do:
- Nguồn nước cấp vào ao nuôi bị nhiễm phèn;
- Ao nuôi được xây dựng trên khu vực đất bị nhiễm phèn, cải tạo ao nuôi chưa hiệu quả trước khi bắt đầu vụ nuôi;
 
Với những ao nuôi bị nhiễm phèn, rất khó trong việc gây màu nước bởi tảo phát triển chậm. Bên cạnh đó yếu tố pH trong ao thấp dẫn đến lượng khí độc H2S tăng cao khiến cá nuôi chậm phát triển, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa oxy giảm, cá có thể chết rải rác, thậm chí chết hàng loạt.

Cách khắc phục ao nuôi bị nhiễm phèn

Thay 30% lượng nước ao tùy theo mức độ ô nhiễm. Nước được cấp vào ao phải là nước sạch không bị nhiễm phèn. Nâng độ pH đến ngưỡng 6.5-8.5 là thích hợp.
Tăng cường quạt khí nhằm cung cấp đầy đủ oxy cho cá nuôi. Đồng thời sử dụng vôi hòa tan với nước té đều xuống ao. Với những ao mới đào, cần rải vôi xung quanh bờ ao để tránh nước mưa rửa trôi phèn từ bờ vào ao.

Lời kết

Nếu so với nuôi tôm, người nuôi cá có phần “dễ thở” hơn. Tuy nhiên, bà con cũng không nên chủ quan và nên thường xuyên theo dõi màu nước để phát hiện những dấu hiệu bất thường, từ đó kịp thời xử lý để cá nuôi được khỏe mạnh. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h - Trích: Khuyến nông VN, 11/05/2018
 
Tìm theo từ khóa: nghề nuôi cá , xử lý tảo trong ao nuôi cá , màu nước ao nuôi cá

Bài viết cùng chuyên mục

Cần làm gì để phòng bệnh cho cá nuôi trong mùa mưa lũ
Mùa mưa lũ là thời điểm cá thường bùng phát dịch bệnh, nhất là các bệnh ngoài da do ký sinh trùng. Vậy, cần làm gì để phòng bệnh cho cá trong mùa mưa lũ?
Phòng trị bệnh cho cá lúc giao mùa
Trong thời gian gần đây, những cơn mưa lớn kéo dài đang cho thấy thời tiết đang chuyển dần sang mùa mưa, đây là thời điểm rất lý tưởng để các dịch bệnh phổ biến như: đốm đỏ, xuất huyết, trùng mỏ neo,… bùng phát trên cá.
mau-nuoc-ao-nuoi-ca-va-cach-khac-phuc-nhung-dau-hieu-bat-thuong2018522112124854.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
EcoCleanTM    AM - Vi sinh xử lý Ammonia và khí độc NO2
EcoCleanTM AM là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ Ammonia ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản