Tôm sú là một loài thủy sản tương đối dễ nuôi và mang lại giá trị kinh tế cao. Song, tôm cũng rất dễ mắc bệnh hoặc năng suất không đạt nếu người nuôi không nắm vững kiến thức nuôi trồng. Do vậy, việc nắm bắt các kỹ thuật nuôi tôm sú đúng cách sẽ giúp người nuôi hạn chế được nhiều rủi ro trong suốt quá trình nuôi cũng như tăng sản lượng tôm hoạch.
 
Qua bài viết trước, chắc hẳn bà con đã nắm được kiến thức về những tập tính sinh hoạt của tôm sú, đó là một khâu tương đối quan trọng trong nuôi tôm. Và hôm nay, EcoClean xin chia sẻ những kỹ thuật cần ghi nhớ khi nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh.

Những ưu điểm của nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh

Khi bà con chọn phương pháp nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh sẽ có được những thuận lợi lớn say đây:
- Chăm sóc tôm đơn giản, mà không phải xử lý nước nhiều lần;
- Ít khi thay nước mà chỉ châm thêm nước để đảm bảo lượng nước vừa đủ cho tôm;
- Cho sản lượng tôm cao, tiết kiệm tối đa chi phí;

Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh

Đây là những kiến thức được Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận của Hội nông dân Việt Nam chia sẻ - Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh.

1. Chọn ao nuôi và cải tạo ao nuôi

Chọn ao nuôi hợp lý và cải tạo ao nuôi đúng cách sẽ giúp người nuôi chăm sóc tôm dễ dàng hơn trong suốt quá trình nuôi. Trong bài kỹ thuật xử lý ao nuôi tôm sú chúng tôi có nói rõ hơn về vấn đề này nên chỉ xin nhắc lại tóm tắt là bà con nên thiết kế ao lắng chiếm khoảng 10 - 30% diện tích ao nuôi và ao nuôi có diện tích từ 0.5 - 1ha là tốt nhất.
 
Bên cạnh đó, nên tiến hành cải tạo ao trước khi xuống giống 15 - 20 ngày. Đầu tiên là xả cạn nước oa nuôi, sên vét đưa lớp bùn đáy ra ngoài xa khu vực nuôi, hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng ngược trở lại từ lớp bùn đáy tới nguồn nước, kênh cấp nước, khu vực nuôi,… Đồng thời bón vôi để phân hủy chất hữu cơ, chất độc và những sinh vật gây bệnh cho tôm.
 
nhung-ky-thuat-ba-con-can-ghi-nho-khi-nuoi-tom-su-tham-canh-va-ban-tham-canh
 

Lưu ý khi xây dựng hệ thống cống

Mỗi ao nuôi tôm sú cần phải có hệ thống cống cấp, cống thoát riêng biệt. Hai cống này đặt chéo góc nhau, cống thoát đặt ở cuối gió và cống cấp đặt ở đầu gió.
Đáy ao nghiêng dần từ cống cấp đến cống thoát. Cấp đủ và thoát cạn nước ao trong thời gian không quá 6 giờ.

2. Mùa vụ nuôi

Thông thường, việc nuôi tôm sú trái vụ sẽ gánh nhiều rủi ro nên phần lớn người nuôi sẽ chọn vụ nuôi chính bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Việc nuôi tôm đúng thời vụ sẽ giúp bà con giảm thiệt hại trong nuôi trồng, tôm nhanh lớn mà còn tránh được dịch bệnh cho tôm và bảo vệ môi trường nuôi.

3. Chọn lựa con giống

Nên chọn con giống có kích cỡ đồng đều, chiều dài từ 1.2 - 1.5 cm có đầy đủ bộ phận như râu, chân bò, chân bơi, chũy, đuôi, thân hình cân đối, hoạt động nhanh nhạy, màu sắc tươi sáng.
 
Kiểm tra tôm giống bằng cách cho tôm vào thau nước và quay nhẹ, tôm có xu hướng đi ngược dòng nước và phân bố đều quanh thau, không tụ thành đám ở giữa thau. Một vài cách kiểm tra tôm giống phổ biến khác như:
- Có thể thử tôm bằng cách dùng 2 - 3 cc Formaline cho vào 10 lít nước, cho 100 tôm post vào, sau 2 giờ tỉ lệ chết không quá 5% thì đánh giá là tôm tốt.
- Hoặc đột ngột hạ độ mặn của trại xuống 50%, cho 100 tôm post vào, sau 2 giờ kiểm tra tỉ lệ chết không quá 5% thì đánh quá tôm tốt.
- Ngoài ra, nếu bà con có điều kiện có thể sử dụng phương pháp test PCR trước khi chọn mua con giống.
 
nhung-ky-thuat-ba-con-can-ghi-nho-khi-nuoi-tom-su-tham-canh-va-ban-tham-canh

4. Chăm sóc tôm giống

Thả giống: Đối với nuôi bán thâm canh thả nuôi ở mật độ 20 con/m2, đối với tôm nuôi thâm canh mật độ 30 con/m2. Áp dụng đối với kích cỡ giống post 15.
 
Thức ăn: Dùng thức ăn công nghiệp dạng viên cho tôm ăn. Ở những ngày đầu nên bổ sung thêm cá biển hấp chín, sữa bột giàu canxi, lòng đỏ trứng gà luộc chín. Cụ thể, cứ 100.000 tôm post thì mỗi ngày bổ sung 300 - 500g cá biển hấp, 200 - 300g sữa và 5 - 10 lòng đỏ trứng.
 
Chăm sóc: Không thay nước, đặc biệt là trong tháng nuôi đầu. Từ tháng nuôi thứ 2 chỉ châm thêm khi nước trong ao nuôi bị thất thoát do bốc hơi. Nguồn nước thay lấy từ ao lắng qua và được xử lý kỹ trước khi dùng.
 
Ở tháng nuôi thứ 2 trở đi trong khẩu phần ăn của tôm trộn thêm Vitamin C với liều lượng 1 - 3 g/kg thức ăn. Ngoài ra, có thể dùng thêm các loại men tiêu hóa, men đường ruột để trộn vào thức ăn để kích thích tôm ăn mồi nhiều hơn.
 
Từ tháng nuôi thứ 2, định kỳ 10 - 15 ngày dùng các loại chế phẩm sinh học bón xuống đáy ao. Do thức ăn thừa và rác hữu cơ sẽ tích tục gây ô nhiễm ở đáy ao nên cần bổ sung thêm vi sinh xử lý đáy ao nuôi tôm của Mỹ để giúp cải thiện nền đáy không bị ô nhiễm, duy trì hệ tảo có lợi và giảm thiểu các khí độc sinh ra nơi đáy ao giúp tôm phát triển tốt hơn.
 
vi sinh xử lý đáy ao nuôi tôm ecoclean sludge reducer
EcoCleanTM Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao nuôi tôm. Photo by EcoClean.
 
 
Trên đây là một số kỹ thuật cần ghi nhớ khi nuôi tôm, tất nhiên vẫn còn rất nhiều kỹ thuật nuôi tôm sú khác mà bà con nên tìm hiểu và học hỏi ở những người đi trước. Riêng ECOCLEAN sẽ cố gắng mang đến cho bà con nhiều kiến thức hơn nữa về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: kỹ thuật nuôi tôm sú , tôm sú , nghề nuôi tôm

Bài viết cùng chuyên mục

Kỹ thuật xử lý ao nuôi tôm sú
Địa điểm xây dựng ao nuôi hợp lý, cải tạo đúng cách sẽ giúp tôm phát triển nhanh, khỏe. Do vậy, bà con cần lưu ý những kỹ thuật xử lý ao nuôi sau đây:
Tôm sú và những tập tính của tôm sú
Tôm sú - Loài tôm thương phẩm đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam, nhất là bà con ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Được xếp vào những giống tôm không khó nuôi có giá trị kinh tế cao, tôm sú được nuôi rất rộng rãi trên khắp lãnh thổ.