Ở bài viết trước, EcoClean đã chia sẻ đến bạn đọc một số kiến thức cơ bản về tôm càng xanh, bao gồm những tập tính sinh sống và lưu ý trong khâu chọn giống loại thủy sản này. Nhưng, để quá trình nuôi tôm càng xanh được hiệu quả và đạt sản lượng cao khi thu hoạch, người nuôi tôm cần nắm những kỹ thuật nuôi tôm càng xanh hiệu quả. Cụ thể, bà con cần lưu ý những điều sau đây:
 
nuoi-tom-cang-xanh-va-nhung-ky-thuat-can-tuan-thu-khi-nuoi

Những điều cần tuân thủ trong hoạt động nuôi

a. Kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm càng xanh

Cũng giống như nuôi những loại thủy sản khác, khâu cải tạo ao nuôi cần được tuân thủ theo đúng kỹ thuật. Ao nuôi tôm càng xanh phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và cải tạo đúng cách. Trong đó, việc tiên quyết cần phải làm là chọn vị trí ao nuôi thích hợp. Do thức ăn của tôm càng xanh chủ yếu là động vật (cá, ốc, cua xay,…) rất dễ làm nước bị hôi thối nên tốt nhất là chọn nơi gần nguồn nước sạch để dễ dàng thay nước và cấp nước khi cần thiết.
 
Vấn đề thứ hai là bơm cạn ao, vét bùn đáy, đồng thời vệ sinh xung quanh bờ ao và bón vôi với lượng 7 - 10 kg/m2. Sau đó, phơi nắng 3 - 4 ngày rồi cấp nước vào ao qua lưới lọc với độ sâu từ 0.8 - 1.2 m là thích hợp cho tôm càng xanh.
 
nuoi-tom-cang-xanh-va-nhung-ky-thuat-can-tuan-thu-khi-nuoi

b. Chọn tôm giống

Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình nuôi, việc chọn tôm giống có màu sắc sáng đặc trưng của loài, kích cỡ đồng đều, cơ thể cân đối, khỏe mạnh, không dị tật,… sẽ giúp hiệu quả nuôi cao. Trong kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, người nuôi sẽ lựa chọn nuôi tôm càng xanh giống đực để lợi nhuận cao và rủi ro thấp khi nuôi. Chính vì thế, chọn giống tôm nhân tạo sẽ có nhiều ưu điểm hơn giống tôm tự nhiên.
 
nuoi-tom-cang-xanh-va-nhung-ky-thuat-can-tuan-thu-khi-nuoi

c. Thời gian thả tôm giống và mật độ nuôi thích hợp

Sau khi đã chọn được tôm giống ưng ý nhất, thời điểm thích hợp để thả tôm vào ao nuôi là sau khi cấp nước vào ao từ 7 - 10 ngày và nước trong ao có màu xanh dọt chuối non, bởi điều đó chứng tỏ ao giàu dinh dưỡng và phiêu sinh vật.
 
Tôm càng xanh có thể nuôi quanh năm nhưng tốt nhất là từ tháng 4 - 12 hàng năm.

Phòng và điều trị các bệnh thường gặp trên tôm càng xanh

Trong quá trình nuôi, tôm bị mắc bệnh là điều không thể tránh khỏi. Do đó, bên cạnh nắm vững kỹ thuật nuôi, bà con cần biết cách phòng và điều trị bệnh để tôm càng xanh phát triển khỏe mạnh. Sau đây là cách phòng và điều trị một số bệnh phổ biến trên tôm càng xanh:

a. Bệnh đen mang

Nguyên nhân gây ra bệnh đen mang trên tôm càng xanh là do nền đáy bị bẩn, nước có nhiều chất hữu cơ, độ pH thấp. Khi tôm mắc bệnh sẽ xuất hiện nhiều chấm đen trên các tấm mang, trường hợp bệnh nặng sẽ khiến tôm chết rất nhiều. Do vậy cần phát hiện sớm để có biện pháp khắc phục.
 
Để điều trị bệnh đen mang, cần phải thay nước mới kết hợp bón vôi CaCO3 liều lượng 1 - 2 kg/100m3. Bên cạnh đó, có thể áp dụng phương pháp kết hợp chế phẩm sinh học để làm sạch phần đáy nền bị bẩn.
 
vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm ecoclean sludge reducer

b. Bệnh đục cơ

Tôm bị mắc bệnh này thường có màu trắng đục trên thân, điểm trắng đục xuất phát từ đuôi và lan dần ra. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn tôm giống, tôm bị bệnh sẽ di chuyển khó khăn và sẽ chết nếu bệnh nặng.
 
Nguyên nhân gây ra bệnh đục cơ chủ yếu là do sốc môi trường như: nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ mặn,… Ngoài ra, nuôi tôm với mật độ cao cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
 
Để điều trị bệnh này, người nuôi không nên dùng thuốc kháng sinh mà chủ yếu phòng ngừa bằng cách giảm tối đa tình trạng gây sốc. Bổ sung thêm vitamin C liều lượng 2 - 3 g/kg thức ăn và bón vôi CaCO3 liều lượng 1 - 2 kg/100m3.

c. Bệnh đốm nâu

Khi mắc bệnh, thân hình tôm sẽ xuất hiện các đốm nâu và chuyển dần sang màu đen. Bệnh đốm nâu sẽ ăn mòn các bộ phận trên thân tôm như: đuôi, chân bụng, râu,… Sức khỏe tôm sẽ bị suy yếu và trường hợp nặng sẽ chết.
 
Bệnh có khả năng xảy ra quanh năm những thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu. Để điều trị bệnh đốm nâu, nên tăng cường xử lý môi trường nước và bổ sung thêm vitamin C. Tuyệt đối không cho tôm ăn những loại thức ăn ôi thiu, bị mốc. 

d. Bệnh đóng rong

Triệu chứng của bệnh này là tôm có đôi càng phát triển rất lớn. Nguyên nhân là do chất lượng nước ao nuôi không tốt và dinh dưỡng trong ao kém. Do vậy, để khác phục bệnh này bên cạnh việc thay nước mới, nên bổ sung các dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm để xử lý nước đồng thời cung cấp nguồn phụ gia thực phẩm giàu dinh dưỡng cho tôm phát triển.
 
vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm ecoclean aqua
 
Như vậy, EcoClean vừa chia sẻ đến bạn đọc những kỹ thuật cần tuân thủ khi nuôi tôm càng xanh đạt hiệu quả cao, ngoài ra bà con có thể xem thêm bài viết về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực để vụ nuôi thành công hơn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức cho việc nuôi thủy sản của mình. Chúc bạn đọc có một vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: kỹ thuật nuôi tôm càng xanh , tôm càng xanh , nghề nuôi tôm

Bài viết cùng chuyên mục

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực
Là loài thủy sản nước ngọt nhưng vẫn có thể phát triển tốt trong môi trường nước lợ, không chỉ dễ nuôi, mau lớn, ít bị dịch bệnh và thích ứng nhanh với môi trường,… tôm càng xanh còn rất thích hợp cho mô hình nuôi xen canh với nhiều cây trồng, vật nuôi khác.
Tôm càng xanh và những lưu ý trong khâu ương giống
Mặc dù, tôm càng xanh là loại thủy sản không mang lại lợi nhuận cao như những giống tôm nước lợ khác. Thế nhưng, người nuôi tôm càng xanh lại có thu nhập ổn định nhờ gặp ít rủi ro dịch bệnh trong quá trình nuôi.
nuoi-tom-cang-xanh-va-nhung-ky-thuat-can-tuan-thu-khi-nuoi201791310448922.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản