Mặc dù,
tôm càng xanh là loại thủy sản không mang lại lợi nhuận cao như những giống tôm nước lợ khác. Thế nhưng, người nuôi tôm càng xanh lại có thu nhập ổn định nhờ gặp ít rủi ro dịch bệnh trong quá trình nuôi. Do vậy, để gia tăng lợi nhuận trên cùng diện tích ao nuôi và nhất là cắt mầm bệnh tôm nuoi nước lợ ở vụ nuôi sau, người nuôi tôm có thể thả nuôi luân cạnh tôm càng xanh trong những ao nuôi tôm sú ở thời điểm nước ngọt.
Tuy nhiên, để nuôi tôm càng xanh đạt hiệu quả cũng như năng suất cao, người nuôi cũng cần nắm rõ tập quán sinh sống cũng như khâu ương giống. Chính vì vậy, ECOCLEAN xin chia sẻ đến bà con vấn đề này trong bài viết ngắn sau đây!
Những tập tính của tôm càng xanh
Tôm càng xanh là loài giáp xác có vòng đời khá đặc biệt. Ở giai đoạn ấu trùng 18 - 35 ngày sau khi nở, tôm phải sống trong nước lợ, sang giai đoạn tôm bột đến tôm trưởng thành thì tôm lại sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt. Nhưng, điểm đặc biệt là tôm càng xanh có thể sống và phát triển bình thường trong nước có độ mặn dưới 10 phần ngàn.
Chu kỳ lọt vỏ tức thời giữa 2 lần lột vỏ liên tiếp nhau sẽ tùy thuộc vào kích cỡ, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng,… Thông thường, tôm nhỏ sẽ có chu kỳ lột xác cao hơn tôm lớn. Tôm càng xanh đẻ quanh năm, nhưng tôm nuôi ở ĐBSCL chủ yếu là tháng 4 - 6 và 8 - 10.
Tôm càng xanh thích nghi với phạm vi nhiệt độ rộng từ 18 - 38 oC, tốt nhất từ 26 - 31 oC; pH thích hợp nhất cho tôm càng xanh là 6,5 - 8,5l; tôm phát triển tốt trong môi trường có hàm lượng oxy hòa tan từ 4 - 6mg/l; tôm thích ảnh sáng vừa, ao thông thoáng. Tôm có tính hướng quang vào ban đêm không có luồng ánh sáng, tôm sẽ tập trung lại, tôm lớn có tính hướng quang kém hơn tôm nhỏ.
Tôm thích hợp nồng độ muối từ 0 - 7%, tôm trưởng thành sinh trưởng tốt ở vùng cửa sông ven biển. Tôm càng xanh thích ăn những loại thức ăn có nguồn gốc động vật như côn trùng, ốc, xác động vật khác... Ngoài ra, tôm có khả năng ăn những loại thức ăn chế biến và các loại như khoai mì, gạo tấm nấu chín, khoai lang, cơm dừa... tôm ăn mạnh vào buổi tối.
Những lưu ý trong khâu ương giống
Tôm càng xanh có thể ương bằng ao đất, ương trong bể xi măng hoặc vải bạt. Đối với ương bằng ao đất, trước hết cần chọn ao ương thông thoáng, gần nguồn nước để dễ dàng trong việc cấp thoát nước, có diện tích từ 500 - 1.000m2. Độ sâu của ao từ 0,8 - 1,2m. Ao phải sên bùn đáy, vệ sinh bờ ao thật kỹ và có lưới chắn xung quanh để tránh địch hại. Cải tạo rải vôi với lượng 7 - 10 kg/100m2, phơi nắng đến khi nền đáy nứt chân chim là tốt nhất.
Đối với ương bằng bể xi măng hay vải bạt, mỗi bể nên có diện tích từ 50 - 100 m2, độ sâu bể 0,8 - 1,0 mét. Bể ương cần chuẩn bị với các khâu như: vệ sinh bể, vải bạt thật sạch sẽ. Lấy nước vào bể 2- 3 ngày thì tiến hành thả tôm post vào ương. Mật độ ương từ 150 - 200 con/m2. Đặc biệt, phải sục khí để đảm bảo đủ ôxy cho tôm hô hấp. Về chăm sóc, quản lý cho ăn giống như hình thức ương tôm trong ao đất.
Sau đó lấy nước vào ao qua lưới lọc, bón phân chuồng ủ oai với liều lượng 15 - 20 kg/100 m2, phân vô cơ 0,3 - 0,5 kg/100 m2, từ 7 - 10 ngày sau khi lấy nước vào ao thì tiến hành thả tôm post vào để ương. Tôm post đạt cỡ post 15, kích cỡ đồng đều, bơi lội nhanh lẹ. Thuần độ mặn của nước trong bao vận chuyển tôm post và nước của ao ương không chênh lệch về độ mặn để tránh tôm bị sốc. Mật độ ương từ 100 - 150 con/m2.
Cho ăn ngày 2- 3 lần bằng các loại thức ăn viên có hàm lượng đạm từ 35 - 40%, kích cỡ thức ăn tùy giai đoạn ương mà cho ăn với cỡ cho phù hợp. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng
vi sinh xử lý ao nuôi tôm EcoCleanTM Aqua để xử lý nước ao nuôi cũng như bổ sung thêm lượng những phụ gia thực phẩm giàu dinh dưỡng cần thiết cho tôm phát triển. Lượng thức ăn hàng ngày từ 10 - 15% tổng trọng lượng đàn tôm ương. Khi cho tôm ăn phải tạt thức ăn đều khắp ao và nên đặt gió để kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Sau thời gian ương 30 - 45 ngày, tôm đạt kích cỡ chiều dài từ 2 - 3 cm, tiến hành thu hoạch bằng cách kéo lưới để bắt đem nuôi hoặc xuất bán, không nên ương thời gian kéo dài tôm ương hao hụt nhiều và vận chuyển khó khăn hơn.
Trên đây là những giới thiệu sơ lược về tập quán và một số lưu ý trong khâu ương giống. Trong bài viết tiếp theo, ECOCLEAN sẽ chia sẻ
những kỹ thuật nuôi tôm càng xanh đạt hiệu quả cao nhất, các bạn nhớ đón xem!
Nguồn: Tiên Giang / EcoClean t/h.
Là loài thủy sản nước ngọt nhưng vẫn có thể phát triển tốt trong môi trường nước lợ, không chỉ dễ nuôi, mau lớn, ít bị dịch bệnh và thích ứng nhanh với môi trường,… tôm càng xanh còn rất thích hợp cho mô hình nuôi xen canh với nhiều cây trồng, vật nuôi khác.
Đục cơ được xem là dịch bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất trên tôm càng xanh, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho các trại giống và hộ nuôi.
Thông thường, bà con nên chọn những khu vực có mùa ngập lũ, đất không bị nhiễm phèn, có thể chủ động được nguồn nước, quan trọng là phải gần nơi thu mua thức ăn nhất là thức ăn tươi sống
Có bao giờ bạn tự hỏi: "Tại sao tôm sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ lại lớn nhanh hơn tôm sống trong môi trường nước mặn?". Bài viết hôm nay sẽ giải đáp về vấn đề này.