Lại như mọi năm, năm nay, Trung Quốc tiếp tục ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông bao gồm cả vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Với hành động ngang ngược và phi lý này, Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối.
Cụ thể, thông tin trên website của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đơn phương thông báo điều chỉnh quy chế cấm đánh bắt cá trên biển, bao gồm một số vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, có hiệu lực từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8/2018.
Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động này, bởi nó gây cản trở sản xuất trên biển của ngư dân, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và vùng biển vịnh Bắc Bộ, vi phạm quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, không phù hợp với xu thế phát triển của quan hệ hai nước trong bối cảnh hiện nay, không có lợi cho duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực. Hội Nghề cá Việt Nam cũng đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam sớm có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn để chấm dứt hành động trên của Trung Quốc và bảo vệ ngư dân, tạo điều kiện để ngư dân an tâm sản xtin tức , nghề cáuất trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Ngư dân hãy yên tâm sản xuất
Mặc dù Quy chế cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông đối với vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam hoàn toàn không có giá trị pháp lý, tuy nhiên, hành động này cũng rất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và an toàn của ngư dân. Do vậy, Hội Nghề cá Việt Nam đã sớm hành động.
Cụ thể, cùng với văn bản gửi các cơ quan chức năng kịch liệt phản đối hành động đơn phương, phi lý của phía Trung Quốc, Hội Nghề cá Việt Nam cũng đề nghị Hội Nghề cá, Hội Thủy sản các tỉnh, thành phố ven biển chủ động phối hợp với các Sở NN&PTNT, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương: Tăng cường tuyên truyền, động viên ngư dân tiếp tục bám biển sản xuất. Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho ngư dân hiểu rõ về chủ quyền biển đảo Việt Nam, ngư dân có quyền khai thác hải sản trên vùng biển của Việt Nam, đồng thời không vi phạm vùng biển các nước. Hướng dẫn cho ngư dân đánh bắt cá theo mô hình tổ, đội sản xuất nhằm hỗ trợ nhau trong lúc gặp nạn trên biển, giúp tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hậu cần, đánh bắt hiệu quả.
Cùng đó, kiến nghị cơ quan chức năng địa phương tăng cường lực lượng chức năng để bảo vệ, hỗ trợ ngư dân, tổ chức việc cứu hộ, cứu nạn cho ngư dân khi gặp sự cố trên biển. Đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngư dân khi sản xuất trên biển. Đồng thời, kịp thời thông báo cho Trung ương Hội về những vụ việc mà lực lượng nước ngoài gây cản trở ngư dân Việt Nam hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, cũng như thăm hỏi, động viên ngư dân khi gặp nạn hay khó khăn trong cuộc sống.
Theo: Hồng Hà / Phạm Thu - Tạp chí thủy sản.
Nông dân ven biển xã Bình Giang và Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, không chỉ góp phần phát triển kinh tế từng hộ gia đình, mà còn giữ được diện tích rừng phòng hộ, chống sạt lở đê biển.
Thời gian gần đây, tại thủ đô Hà Nội nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung đang trải qua quãng thời gian nóng nhất trong năm. Nhiệt độ cao nhất đỉnh điểm lên tới hơn 40 độ C, điều này không chỉ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, mà còn gây ra nhiều hệ lụy đối với bà con nuôi trồng thủy sản trong khu vực.
Một số hộ nuôi tôm ở xã Xuân Đan, Xuân Phổ (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đang lo lắng bởi tôm nuôi mãi không lớn, tốn kém thức ăn và ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.
Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã và đang trở thành ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Song, cũng chính vì việc nuôi tôm ngày càng mở rộng đã làm tăng sự tích tụ khí độc, chất độc, chất thải hữu cơ,… trong các ao nuôi dẫn đến việc làm tăng mối nguy hại dịch bệnh bùng phát.