Tôm thẻ chân trắng là đối tượng thủy sản được bà con nuôi phổ biến bởi dễ nuôi và nguồn thu ổn định. Tuy vậy, người nuôi hiện nay vẫn gặp nhiều trường hợp tôm thẻ chân trắng chậm lớn so với dự kiến, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cả mùa vụ. Vậy, vì sao tôm thẻ chân trắng chậm lớn?

Những nguyên nhân khiến tôm chậm lớn

Theo các chuyên gia ECOCLEAN, tình trạng tôm thẻ chân trắng chậm lớn được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là do: con giống kém chất lượng, dịch bệnh, mật độ nuôi quá nhiều, không sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng không hợp lý, lạm dụng kháng sinh,…

1) Tôm giống kém chất lượng

Không phải đơn thuần mà các chuyên gia luôn khuyên bà con nên chọn những con tôm giống khỏe mạnh, đầy đủ các chi, bộ,… từ những cơ sở cung cấp giống có uy tín. Thực tế cho thấy, những con tôm giống chất lượng có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt hơn những con tôm giống kém chất lượng không rõ nguồn gốc.
 
vi-sao-tom-the-chan-trang-cham-lon-cach-khac-phuc-nhu-the-nao 1

2) Quản lý thức ăn không tốt

Nếu như cho tôm ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng dư thừa và chất hữu cơ sẽ tích tụ dưới đáy gây ô nhiễm ao nuôi thì cho tôm ăn quá ít sẽ khiến tôm chậm phát triển. Thậm chí, nếu không cung cấp đủ thức ăn trong khi mật độ tôm nuôi cao sẽ gây ra tình trạng cạnh tranh thức ăn, dẫn đến hao hụt lớn. Bên cạnh đó, thức ăn không cung cấp đủ Vitamin và các khoáng chất cần thiết cũng khiến tôm yếu ớt, chậm phát triển.

3) Dịch bệnh

Dịch bệnh là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi, không chỉ tôm phát triển chậm mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chết hàng loạt. Trong đó, có thể kể đến một số dịch bệnh khiến tôm chậm lớn như: bệnh còi MPV (Monodon Baculovirus), HPV (Hepatopancreative virus), Hội chứng chết sớm EMS,… Ngoài ra, tôm nhiễm bệnh phân trắng cũng khiến tôm bị suy giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và suy yếu.

4) Mật độ nuôi quá dày

Các chuyên gia luôn khuyến cáo bà con nuôi tôm tùy theo điều kiện mà thả nuôi tôm với mật độ phù hợp. Nếu thả nuôi với mật độ quá dày, thức ăn và những chất dinh dưỡng cần thiết không đủ cung cấp cho tôm sẽ khiến tôm phát triển chậm và thời gian lột xác kéo dài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm mềm vỏ ở một số ao nuôi.
 
vi-sao-tom-the-chan-trang-cham-lon-cach-khac-phuc-nhu-the-nao 2

5) Lạm dụng kháng sinh

Sử dụng kháng sinh là cách được nhiều bà con sử dụng để phòng bệnh cho tôm. Song, việc lạm dụng sử dụng quá nhiều và quá liều kháng sinh khiến khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm suy giảm góp phần khiến tôm phát triển chậm. Do vậy, hiện nay các chuyên gia khuyến cáo bà con nên hạn chế sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh cho tôm, thay vào đó nên sử dụng các chế phẩm vi sinh để xử lý các yếu tố môi trường và kiểm soát mầm bệnh cho tôm.

Những cách khắc phục tình trạng tôm chậm lớn

Khi đã biết được các nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, cách khắc phục cũng trở nên dễ dàng hơn. Trong đó:
 
- Chọn tôm giống chất lượng, khỏe mạnh, không bị nhiễm dịch bệnh,… bởi đây là yếu tố quan trọng bà con cần lưu ý trước mỗi vụ nuôi; Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi để có điều chỉnh kịp thời; Loại bỏ những con tôm nhiễm bệnh ra khỏi ao nuôi trước khi chúng lây lan ra khắp ao;
 
- Từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, các chất thải hữu cơ và thức ăn của tôm tích tụ nhiều dưới đáy ao tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát khí độc, bà con nên sử dụng vi sinh xử lý đáy ao EcoClean Sludge Reducer để phân hủy chất hữu cơ và kiểm soát khí độc;
 
- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc trừ sâu để cải tạo ao. Đồng thời nên nuôi tôm đúng khung lịch thời vụ tùy theo từng khu vực;

Lời kết

Trên đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tôm thẻ chân trắng chậm lớn. Hy vọng sẽ giúp ích cho bà con trong vụ nuôi của mình. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 

Bài viết cùng chuyên mục

Vì sao điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả?
Với nhiều bà con, ao tôm là cả gia tài. Vụ tôm thành công có thể giúp người nuôi thu lợi nhuận cao, nhưng khi thất bại có thể khiến người nuôi lâm vào cảnh trắng tay.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc ao tôm trong mùa mưa
Trong mùa mưa, các yếu tố môi trường ao nuôi có thể gặp nhiều biến động như: nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan,… trong ao đều bị giảm đột ngột, tôm dễ bị sốc và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm nuôi, thậm chí dịch bệnh có thể bùng phát gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi.
Kinh nghiệm nuôi tôm vụ nghịch vẫn kiếm vài tỷ mỗi năm
Khi mà ngành nuôi tôm ngày càng phát triển, thành công nhiều nhưng thất bại cũng không ít. Trong khi nhiều bà con nuôi tôm đúng vụ vẫn “phập phồng” vì dịch bệnh, vậy mà các ao nuôi ông Bùi Ngọc Liêm (Quảng Ninh) vẫn luôn trúng mùa, được giá, năng suất ổn định dù ông lựa chọn nuôi vào thời điểm trái vụ.
Giải pháp sinh học phòng dịch bệnh trên tôm từ các loài cá
Để ứng phó với dịch bệnh trên tôm, từ lâu nhiều bà con đã biết áp dụng mô hình nuôi kết hợp cá - tôm, đến nay giải pháp này đã trở nên phổ biến và cho hiệu quả khá cao.
vi-sao-tom-the-chan-trang-cham-lon-cach-khac-phuc-nhu-the-nao201841311053512.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    AM - Vi sinh xử lý Ammonia và khí độc NO2
EcoCleanTM AM là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ Ammonia ...
EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản