Để vụ nuôi thủy sản đạt năng suất cao cần hội tụ đủ các yếu tố 'thiên thời - địa lợi - nhân hòa'. Mặc dù nước ta có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, song, bất cứ người nuôi nào cũng cần lưu ý 7 điều “không” tai hại sau đây:
Không phân tích nguồn nước
Mỗi loại thủy sản khác nhau đòi hỏi chất lượng nước khác nhau, với suy nghĩ bất kỳ nguồn nước nào cũng có thể nuôi tôm, cá thì đó là điều thật sự sai lầm. Nguồn nước là vô cùng quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là ao nuôi tôm, thậm chí đây còn được xem là yếu tố quyết định thành bại của vụ nuôi. Chính vì thế, nếu không kiểm tra và phân tích cẩn thận, nguồn nước được đưa vào ao có thể bị ô nhiễm hoặc nhiễm nhiều mầm bệnh khiến thủy sản nuôi trong ao bị ngộ độc, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho ao nuôi.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra phân tích còn giúp người nuôi lựa chọn được nguồn nước phù hợp, tránh gây hại cho thủy sản, từ đó tránh được những tổn thất không đáng có.
Không tham khảo ý kiến
Trên thực tế, những ai biết “lắng nghe” ý kiến từ các chuyên gia hoặc những người có thâm niên trong ngành đều sẽ đạt được kết quả cao hơn. Do vậy, việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành hay từ kinh nghiệm của những người đi trước khi bắt đầu làm trang trại rất quan trọng.
Bên cạnh đó, nếu không hiểu biết nhiều về xây dựng mô hình hay trang trại nuôi thủy sản thì bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu, học hỏi. Cách tốt nhất là hãy tìm các chuyên gia hoặc các thành viên trong Hội Nông Dân để nghe họ chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn.
Không kiểm tra nguồn gốc trang trại
Nhiều hộ mua lại trang trại hoặc đang có ý định “lập nghiệp” ở một vùng đất mới nào đó bằng cách mở trang trại nuôi thủy sản thì việc đầu tiên bạn cần làm là “điều tra” nguồn gốc của trang trại đó để xem có phù hợp để nuôi trồng thủy sản hay không.
Đừng xem nhẹ việc làm này vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất trong quá trình nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, việc làm này còn giúp bạn nắm được các thông tin liên quan như lịch sử bệnh của trại nuôi, tính chất đất,… Ví dụ như những vùng đất bị phèn chua cao sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất nuôi.
Không sử dụng chế phẩm sinh học xử lý ao nuôi
Theo các chuyên gia, các chế phẩm sinh học hay
vi sinh xử lý ao nuôi thủy sản là vô cùng cần thiết trong ao nuôi. Trên thực tế, không chỉ giúp xử lý bùn đáy ao, xử lý tảo, khí độc H
2S, Ammonia,… mà các tế bào vi sinh còn cung cấp nguồn thực phẩm giá trị cho tôm, cá trong ao.
Không có định hướng rõ ràng
Dù bạn muốn chăn nuôi loại thủy sản nào cũng cần phải có định hướng rõ ràng và phải nắm rõ kỹ thuật, kiến thức về loài nuôi. Đừng “dại dột” mạo hiểm khi chưa hiểu gì về loại thủy sản bạn sắp nuôi. Trên thực tế, một số hộ gia đình hiện nay thường chăn nuôi theo kiểu “a dua” phong trào và nghĩ rằng “hàng xóm nuôi được lãi thì họ cũng được như vậy”. Đây thật sự là một suy nghĩ sai lầm, việc nuôi tự phát vì thấy có lợi trước mắt mà không tính toán trước sẽ khiến họ gặp tổn thất nghiêm trọng.
Không tính được đầu ra
Ở nước ta, việc tìm đầu ra cho các sản phẩm thủy sản còn gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc lớn vào thương lái. Và chính vì ham muốn đạt được lợi nhuận cao nên nhiều người thường đợi đến khi giá cả thị trường tăng mới xuất bán, điều này tương đối mạo hiểm. Do vậy, cách tốt nhất là người nuôi nên tìm đến các công ty, các tổ chức sản xuất hay hợp tác xã để tạo liên kết trước khi bắt đầu nuôi, từ đó tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm mà không phụ thuộc vào giá cả thị trường với điệp khúc “được mùa mất giá”.
Không xử lý nguồn thức ăn
Nguồn thức ăn là vô cùng quan trọng nên người nuôi cần đặc biệt lưu ý. Nếu cho tôm ăn các xác chết động vật, cá tạp, thức ăn thừa hoặc những sản phẩm dư thừa mà chưa qua xử lý,... nhằm giảm chi phí thức ăn thì đây có thể sẽ trở thành nguy cơ gây ra các mầm bệnh cho ao nuôi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khẻo của tôm nuôi và dễ làm hỏng nguồn nước trong ao.
Lời kết
Trên đây là 7 điều “không” tai hại mà bất cứ người nuôi thủy sản nào cũng nên lưu ý. Do vậy, để năng suất nuôi trồng đạt tốt nhất, mỗi người nuôi cần có những kế hoạch cụ thể để quá trình nuôi trồng được thuận lợi. Và sử dụng các sản phẩm
vi sinh xử lý khí độc trong ao nuôi tôm cũng là một việc làm quan trọng không kém.
Nguồn: EcoClean t/h.
Như chúng ta đã biết, Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực được thiên nhiên ban tặng thời tiết ôn hòa quanh năm, đất đai màu mỡ, hơn nữa còn có chế độ ngập lũ theo mùa mưa và ngập mặn ven biển theo thủy triều với trên 90% diện tích đất tự nhiên,… vì thế, ngoài phát triển cây lúa nơi đây còn được tạo rất nhiều thuận lợi để ngành thủy sản phát triển và trở thành một trong những nguồn cung ứng thủy sản chủ đạo cho cả nước.
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng nuôi trồng thủy sản, các chuyên gia khuyến cáo bà con khi bước vào vụ nuôi cần thực hiện các biện pháp xử lý nước ao nuôi thủy sản như sau:
Tại các ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh mật độ cao, vấn đề khí độc gây nhiều khó khăn cho bà con khi nuôi. Vậy, cách xử lý khí độc nitrit no2 trong ao nuôi tôm như thế nào hiệu quả?
Khi nền đáy bị ô nhiễm, ao dễ thiếu oxy, phát sinh nhiều khí độc NH3, H2S và NO2) rất nguy hiểm cho tôm cá nuôi,... Do vậy, vai trò của vi khuẩn Bacillus SP là khá quan trọng trong xử lý ô nhiễm đáy ao.